Tham gia thị trường tiền mã hóa đã lâu, có bao giờ bạn thắc mắc ai là người đứng sau các cuộc giao dịch “triệu đô”? Nhân tố nào khiến các cuộc giao dịch được triển khai liền mạch? Câu trả lời dành cho bạn chính là Market Maker. Vậy chính xác Market Maker (MM) là gì? Market Maker làm giá bằng cách nào?
Giới thiệu tổng quan về Market Maker (MM)
Market Maker (MM) là gì?
Market Maker (MM) (tạm dịch: nhà tạo lập thị trường) là những nhà môi giới hoạt động như đối tác của khách hàng trong các cuộc giao dịch. Họ có thể kiếm lợi nhuận dựa trên việc đặt chênh lệch giá bid, ask và các khoản lỗ mà khách hàng của họ phải chịu.
Trên thực tế, Market Maker thực hiện các cuộc giao dịch đối chọi lại với các giao dịch của khách hàng. Nghĩa là khi khách hàng mua thì họ bán, khách hàng bán thì họ mua. Market Maker quản lý rủi ro bằng cách nắm giữ lệnh hoàn toàn và giao dịch trực tiếp với khách hàng của mình.
Thông thường, Market Maker có thể là một cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sở hữu nguồn vốn và kinh nghiệm đầu tư vững chắc. Các Market Maker cần định giá liên tục về các mức giá họ sẽ mua hoặc bán. Đồng thời, họ cũng phải báo giá khối lượng và tần suất thời gian sẽ báo giá ở mức tốt nhất.
Cách Market Maker (MM) kiếm lợi nhuận
Đối với Market Maker, việc kiếm lợi nhuận sẽ dựa trên sự chênh lệch giữa giá mua (Bid Price) và giá bán (Ask Price). Theo giới chuyên môn, khoảng chênh lệch này được gọi là “Spread” hoặc mức chênh lệch của Market Maker hoặc chênh lệch giá mua và bán.
Bạn có thể liên tưởng cách kiếm lợi nhuận của Market Maker tương tự như “người môi giới” trong bất động sản. Tuy nhiên, phương thức họ sử dụng sẽ chuyên nghiệp và quy mô hơn. Cách thức này còn được gọi là Order Book.
Market Maker có nhiều đường ăn lợi nhuận. Ngoài Order Book, Market Maker còn thu lợi nhuận từ phí cho mỗi cuộc giao dịch của khách hàng. Ví dụ, khi giao dịch trên Binance, bạn cần trả 0,1% phí cho cuộc giao dịch của mình.
Khi khối lượng giao dịch càng lớn, lợi nhuận Market Maker thu được càng lớn. Thế nên, các Market Maker luôn mong chờ thị trường biến động mạnh mẽ. Thậm chí, họ còn là nhân tố tham gia thao túng, làm đảo giá trên thị trường. Một số hoạt động có sự “nhúng tay” của Market Maker như: bơm token, xả token, tạo hiệu ứng FOMO, marketing thu hút newbie,…
Điểm đặc trưng của các Market Maker (MM)
- MM có thể là một cá nhân hoặc tổ chức thành viên của sàn giao dịch, đóng vai trò “mảnh ghép” còn lại của thị trường.
- Nhiệm vụ của MM là mua, bán tài sản với mức giá cụ thể trong hệ thống giao dịch.
- Mục tiêu của MM là kiếm lời từ chênh lệch giá mua và bán.
- MM hoạt động dưới danh nghĩa là công ty môi giới, hỗ trợ khách hàng đầu tư vào các lĩnh vực tài chính.
- Lợi nhuận từ chênh lệch giá được xem là phần thưởng bù đắp cho những rủi ro cho MM khi họ nắm giữ tài sản và tạo thanh khoản.
Sự khác biệt giữa Market Maker và những khái niệm khác
Specialist
Specialist (tạm dịch: chuyên gia tạo lập thị trường) là một loại Market Maker hoạt động trên một số sàn giao dịch nhất định, bao gồm cả New York Stock ExchangeMột hệ thống là trên đó những tài sản như là tiền mã hóa có thể được mua, bán và lưu trữ. Sàn giao dịch có thể được xây dựng trên mô hình tập quyền (do một công ty kiểm soát); hoặc là phi tập trung (quyền lực được phân chia đều cho tất cả thành phần).. Dù chức năng giữa Market Maker và Specialist khá tương đồng nhau, nhưng nhiệm vụ của Specialist đa dạng hơn. Họ đóng vai trò là cầu nối giữa các nhà môi giới trực tiếp trên một sàn giao dịch cụ thể.
AMMLà mô hình tạo lập thị trường tự động, hoạt động trên sàn giao dịch phi tập trung dựa trên các công thức toán học để đặt giá token, cung cấp tính thanh khoản rẻ và đơn giản. Các nền tảng AMM phổ biến hiện nay như là BSCex, Uniswap, Curve, Kyber và Balancer. (Automated Market Maker)
AMM và MM đều có điểm chung là tạo nguồn thanh khoản cho các loại tài sản trên thị trường. Tuy nhiên, giữa MM truyền thống và các giao thức AMM hiện đại cũng có nhiều nét khác biệt, cụ thể như sau:
- Phí giao dịch thấp hơn so với giao thức AMM. Những AMM trên ETH thường chịu phí cao đáng kể.
- Các nhà đầu tư cá nhân có thể tiếp cận thanh khoản dễ dàng hơn đối với AMM. Tuy nhiên, họ cũng sẽ gặp nhiều rủi ro về Impermanent Loss khi thị trường biến động mạnh.
- MM yêu cầu xác minh KYC còn AMM thì không.
- AMM cung cấp đa dạng cặp giao dịch hơn MM. Với AMM, người dùng có thể giao dịch với những loại long-tail assets bất chấp sự biến động của chúng.
- Những sản phẩm phái sinh hoặc margin của AMM vẫn còn sơ khai và chưa phát triển mạnh mẽ bằng MM.
Có thể nói, AMM chính là sự đe dọa vô hình đối với các MM truyền thống. Như đã đề cập, MM hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giá và phí giao dịch. Vì vậy, nếu AMM phát triển mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của các MM truyền thống.
Phí giao dịch giữa MM và AMM
Phí giao dịch là nhân tố đáng chú ý giữa MM và AMM. Đứng dưới góc độ người dùng, MM truyền thống có mức phí giao dịch thấp gấp nhiều lần so với các giao thức AMM hiện đại. Ví dụ điển hình là mức phí giao dịch giữa Binance và UniSwap:
- Phí giao dịch tiêu chuẩn của Binance là 0,1%. Trong khi đó, Uniswap có mức phí cao hơn là: 0,3%.
Bên cạnh đó, các sàn giao dịch như FTX còn có phí giao dịch thấp gấp nhiều lần so với Binance, cụ thể là: 0,02% – 0,07%. Lý do dẫn đến thực trạng này là do tính rủi ro khi của việc cung cấp thanh khoản cho thị trường hiện nay.
Trên thực tế, những thị trường được tạo từ AMM sẽ chịu rủi ro cao hơn so với các thị trường tạo bởi MM. Vì vậy, nếu thiết lập phí giao dịch quá thấp, thì việc cung cấp thanh khoản cho các AMM cũng sẽ thấp. Điều này khiến thị trường được tạo bởi AMM không tạo nên sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Market Maker (MM) là một thuật ngữ phổ biến trong nhiều lĩnh vực tài chính khác nhau, trong đó có crypto. Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn đã hiểu hơn về Market Maker (MM) và những thông tin xoay quanh thuật ngữ này. Chúc bạn thành công với các quyết định đầu tư sắp tới!
Những câu hỏi thường gặp
AMM và MM khác nhau ở đặc tính nào?
Điểm khác nhau nổi bật nhất ở MM và AMM là: tính thanh khoản và phí giao dịch.
Sẽ ra sao nếu không có MM?
Nếu không có MM, thị trường sẽ có ít giao dịch hơn, các công ty không có nhiều khả năng tiếp cận nguồn vốn.
MM thúc đẩy tính thanh khoản bằng cách nào?
Các MM thúc đẩy thanh khoản của thị trường bằng cách mua và bán tài sản tài chính bất cứ lúc nào.
MM có thể là ai?
Thông thường, MM là các nhà đầu tư cá nhân sở hữu nguồn vốn và kỹ năng tài chính bền vững. Bên cạnh đó, họ còn có thể là công ty đối tác của các sàn giao dịch.