Nếu đang nghiên cứu về Yield Farming và LiquidityKhả năng mua hoặc bán tài sản của thị trường kết hợp với mức độ giá cả tương đối ổn định và nhất quán giữa các giao dịch gọi là thanh khoản. Liquidity Provider: người cung cấp thanh khoản. Pools, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp cụm từ “Impermanent Loss”. Vậy thực chất Impermanent Loss là gì? Chỉ số này ảnh hưởng như thế nào đối với các khoản đầu tư tiền mã hóa của bạn? Trong bài viết hôm nay, CryptoX100.com sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc về Impermanent Loss và các vấn đề xoay quanh thuật ngữ này.
Tìm hiểu đôi nét về Impermanent Loss
Impermanent Loss là gì?
Impermanent Loss (tạm dịch: tổn thất vĩnh viễn) là thuật ngữ dùng để mô tả rủi ro liên quan đến Liquidity Providing (cung cấp thanh khoản) cho các cặp tiền mã hóa (dual-asset) trong pool của DeFi Protocol. Hiện trạng này xảy ra khi tỷ lệ giữa những cặp coin đã Liquidity Providing thay đổi khi thị trường biến động mạnh.
Về cơ bản, Impermanent Loss là một đặc tính thường gặp đối với một Automated Market Maker (AMMLà mô hình tạo lập thị trường tự động, hoạt động trên sàn giao dịch phi tập trung dựa trên các công thức toán học để đặt giá token, cung cấp tính thanh khoản rẻ và đơn giản. Các nền tảng AMM phổ biến hiện nay như là BSCex, Uniswap, Curve, Kyber và Balancer.: nhà tạo lập thị trường tự động). Lý do vì các AMM không sử dụng các sổ lệnh mà chỉ chứa những cặp coin trong pool. Khi một traders rút một lượng coin ra khỏi pool, tỷ lệ coin trong pool sẽ thay đổi. Việc này sẽ dẫn đến thực trạng Impermanent Loss cho những Provider Liquidity (LP).
Liquidity PoolLiquidity Pool hay có tên tiếng việt là nhóm thanh khoản là nhóm mã thông báo được khóa trong các hợp đồng thông minh cung cấp tính thanh khoản trong các sàn giao dịch phi tập trung nhằm cố gắng làm giảm bớt các vấn đề gây ra bởi tính kém thanh khoản điển hình của các hệ thống như vậy.
Liquidity Pool hay nhóm thanh khoản được cấu thành từ 2 loại tiền mã hóa được gọi là một cặp, ví dụ: ETH:DAI. Những cặp tiền này có trọng số ngang nhau và tạo nên thị trường cho người dùng giao dịch, mua bán.
Ví dụ: Nhóm ETH:DAI được tạo thành từ 50% ETH và 50% DAI.
Giải pháp cấp vốn trước cho một pool giúp AMM rút ngắn quy trình kết nối giữa người mua với người bán. Nhờ đó, các traders có thể truy cập vào một lượng Liquidity (thanh khoản) có sẵn thay vì chờ đợi một providers. Về cơ bản, đặc tính này đã khắc phục được hạn chế của các sàn giao dịch truyền thống.
AMM
Nhiệm vụ của AMM là tính toán giá trị trao đổi giữa các Standard Liquidity Pools (Nhóm thanh khoản tiêu chuẩn). AMM có khả năng làm tăng hoặc giảm giá trị của tài sản tiền mã hóa dựa trên nguồn tài sản đang được mua hoặc bán bởi nhà giao dịch. Mỗi DEX sẽ có công thức tính toán khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là:
x*y=k
Trong đó:
- x là số lượng của một loại tiền mã hóa trong pool.
- y là số tiền còn lại.
- k là tổng liquidity trong pool.
Theo đó, tổng liquidity trong pool có thể thay đổi nếu:
- Phí giao dịch được thêm vào.
- Liquidity Providers thêm hoặc loại bỏ liquidity của họ.
Impermanent Loss xảy ra như thế nào?
Khi cung cấp liquidity cho một pool, bạn sẽ gửi hai loại tiền mã hóa với tỷ lệ ngang nhau, ví dụ: 100 đô ETH và 100 đô DAI. Sau đó, Liquidity Providers sẽ gửi đến bạn một lượng token nhất định (LP token). Đây được xem là biên nhận cho phép bạn hưởng tỷ lệ phần trăm nhất định trong pool. Phần thưởng này sẽ tương ứng với lượng liquidity bạn đã cung cấp.
Vì vậy, nếu gửi 200 đô vào pool và nâng tổng số tiền trong pool lên 1000 đô, bạn sẽ nhận được 20% trong tổng số tài sản của pool đó. Sau một khoảng thời gian, bạn có thể rút số tiền của mình (bao gồm phí giao dịch và các phần thưởng khác). Trong trường hợp người khác gửi tiền vào pool theo thời gian và nâng tổng số tiền lên đến 2000 đô, lúc này bạn chỉ được hưởng 10% lợi nhuận của pool.
Tuy nhiên, khi cung cấp 2 tài sản vào pool với yêu cầu giá trị của hai loại tài sản đó phải ngang nhau, bạn có thể gặp phải một rủi ro lớn.
Ví dụ: Một ETH/LINK pool có tổng giá trị là 2 triệu đô. Vậy để duy trình tính cân bằng, pool này sẽ cần 1 triệu đô ETH và 1 triệu đô LINK dù giá trị thực của hai token là khác nhau.
Vì vậy, khi giá trị của một (hoặc cả hai) token bắt đầu dao động, số dư của pool sẽ thay đổi. Việc này ảnh hưởng đến những người đang giao dịch trong và ngoài pool, khiến pool mất đi sự cân bằng vốn có.
Sự biến động về giá chính là cơ hội lớn cho các Arbitrage Traders (nhà giao dịch chênh lệch giá). Đây là những người có thể mua một trong các đồng coin với giá chiết khấu. Bằng cách tận dụng lợi thế, Arbitrage Traders sẽ tái cân bằng pool và duy trì AMM hoạt động. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra một vấn đề lớn cho những Liquidity Providers.
Khi tái cân bằng, số lượng token giữa hai bên nhóm đã thay đổi dù các giá trị vẫn giữ nguyên. Và quan trọng là những LP hưởng lợi nhuận từ phần trăm của pool chứ không phải một lượng token hoặc đô la tương đương. Nghĩa là khi rút tiền từ pool, bạn có thể nhận được nhiều hơn một token và ít hơn một token khác.
Tùy thuộc vào biến động về giá, bạn có thể bị lỗ sau khi cung cấp liquidity vào pool thay vì giữ nguyên số token ấy trong ví của mình.
Giải pháp tránh Impermanent Loss hiệu quả
Trên thực tế, thị trường tiền mã hóa luôn ẩn chứa những “mạch sóng ngầm”. Vì vậy, việc đối mặt với Impermanent Loss là điều không thể tránh khỏi trong Standard Liquidity Pool. Khi giá hối đoái luôn biến đối, Impermanent Loss sẽ trở thành “cơn ác mộng” với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn có giải pháp giúp bạn hạn chế tối đa tác động mà Impermanent Loss mang lại.
Lưu ý về phí giao dịch
Thực chất, không có phí giao dịch nào được tự động thêm vào Liquidity Pool. Khi sử dụng Liquidity Pool, các nhà giao dịch sẽ nộp một khoản phí nhất định. Khoản phí này thường được dùng để thưởng cho các Liquidity Providers. Nếu thu càng nhiều phí giao dịch, Impermanent Loss càng ít. Sau một khoảng thời gian nhất định, nếu pool thu đủ phí, nhà đầu tư sẽ nhận được nhiều lợi nhuận hơn từ việc gửi tiền vào Liquidity Pool so với khi hold chúng.
Chọn các cặp stablecoin
Về cơ bản, Impermanent Loss có thể xảy ra đối với bất kỳ cặp tiền mã hóa nào dễ “bay hơi”. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu thực trạng ấy bằng cách chọn cặp tiền mã hóa có giá trao đổi không biến động.
Các cặp stablecoin là những cặp tiền ít biến động nhất hiện nay, như: DAI:USDT hoặc các biến thể khác nhau của cùng một token như: wETH (Wrapped Ether):ETH. Những cặp tiền mã hóa này thường tuân theo một mức giá tương tự nhau. Thế nên, việc biến động về giá của những cặp tiền này rất khó xảy ra. Nếu không có sự biến động về giá, bạn sẽ tránh được Impermanent Loss hiệu quả.
Chọn sàn cung cấp nhiều tỷ lệ Liquidity khác nhau
Một trong những lý do dẫn đến Impermanent Loss là tỷ lệ phân chia 50:50 do các Liquidity Pool yêu cầu. Để khắc phục vấn đề này, nhiều sàn giao dịch CEX đã hỗ trợ người dùng nhiều tỷ lệ Liquidity khác nhau.
Bên cạnh đó, sàn còn cung cấp nhiều pool với hơn 2 loại tiền mã hóa. Sự thay đổi giá trong các pool có tỷ lệ cao hơn, như: 80:20 hoặc 97:3. Nhờ đó, người dùng sẽ không chịu Impermanent Loss nhiều như các pool có tỷ lệ 50:50.
Tham gia One-side Liquidity Pools
Thông thường, Impermanent Loss sẽ xảy ra trong một Standard Liquidity Pool – nơi người dùng buộc phải gửi 2 loại tiền mã hóa khác nhau. Tuy nhiên, nhiều sàn giao dịch hiện nay đã thiết lập các Liquidity pool yêu cầu người dùng chỉ cần cung cấp 1 “đầu” của pool.
Nghĩa là bạn chỉ cần cung cấp 1 loại tiền mã hóa. Bên còn lại sẽ được sàn giao dịch cung cấp vào để duy trì tính cân bằng. Vì chỉ cung cấp một bên của Liquidity Pool nên người dùng sẽ không gặp phải Impermanent Loss.
Như vậy, CryptoX100.com đã giúp bạn giải đáp về Impermanent Loss là gì và giải pháp khắc phục thực trạng này. Hy vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích, hỗ trợ bạn trên hành trình bồi dưỡng kiến thức tiền mã hóa. Chúc bạn thành công trong các dự án sắp tới.
Những câu hỏi thường gặp
Công cụ nào hỗ trợ tính toán Impermanent Loss?
2 công cụ phổ biến giúp bạn tính toán Impermanent Loss trực tuyến là:
- DailyDeFi.
- DecentYields.
Khi nào Impermanent Loss xảy ra?
Impermanent Loss xảy ra khi có sự biến động giá giữa hai loại tiền mã hóa khi người dùng Deposit.
Có nên chọn pool có phần trăm lợi nhuận khủng không?
Câu trả lời là “có!” nếu bạn ưa thích sự mạo hiểm. Giải pháp này không áp dụng cho tất cả mọi người, nhất là những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm. Khi lựa chọn những pool mang lợi nhuận khủng, bạn cũng phải chấp nhận xảy ra Impermanent Loss cao. Điểm mấy chốt là: sau khi thu lợi nhuận và trừ đi khoản phí đã mất, tài khoản của bạn vẫn là con số dương.
Đâu là những pool có biến động thấp?
Những pool có biến động thấp thường là các stablecoin, như: USDT/DAI, BUSD/DAI,…