Hợp đồng tương lai là gì? Hợp đồng tương lai khác gì so với hợp đồng kỳ hạn trong đầu tư tài chính. Hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu về hợp đồng này nhé!
Giới thiệu chung về hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai (hay futures contracts) là một thỏa thuận để các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán tài sản ở một mức giá được xác định vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai. Chức năng kinh tế cơ bản của các hợp đồng tương lai trên thị trường là:
- Cung cấp cơ hội cho những người tham gia đầu tư phòng ngừa rủi ro về những biến động giá cả bất lợi.
- Trở thànhcông cụ cho các nhà đầu cơ.
Theo Khoản 17 Điều 2 Thông tư 58/2021/TT-BTC có định nghĩa rõ khái niệm hợp đồng tương lai cụ thể là:
“Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (sau đây gọi tắt là hợp đồng tương lai chỉ số) là hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán.”
Các hợp đồng tương lai (HĐTL) hoạt động dựa trên cơ sở một công cụ tài chính hay một chỉ số tài chính sẽ được gọi là HĐTL tài chính, bao gồm HĐTL chỉ số cổ phiếu, lãi suất, tiền tệ.
Nhờ vào đặc tính linh hoạt, HĐTL đã khắc phục được những đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn và được xem là một cách thức tốt hơn để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
HĐTL có một sở giao dịch, trong khi đối với hợp đồng kỳ hạn không có điều này. Như vậy, hợp đồng kỳ hạn chỉ đơn thuần là hợp đồng riêng biệt giữa hai bên, còn đối với HĐTL sẽ được giao dịch, trao đổi trên thị trường.
HĐTL cho phép các nhà giao dịch ẩn danh được mua và bán các hợp đồng mà không cần xác định rõ đối tác cụ thể. Ngoài ra, sở giao dịch còn tìm cách tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường HĐTL, giúp cho các đối tác tham gia vào HĐTL thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn.
Một số đặc điểm của HĐTL
Theo Hướng dẫn về Hợp đồng tương lai Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, HĐTL có một số đặc điểm cụ thể như sau:
- (i)Chuẩn hóa: HĐTL là một công cụ được giao dịch và niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Vì vậy, các điều khoản trong hợp đồng đều được chuẩn hóa về các điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,…Các tài sản cơ sở cho hợp đồng này đa phần là cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, ngoại tệ, lãi suất, và hàng hóa.
- (ii) Được niêm yết: HĐTL sẽ được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung.
- (iii) Bù trừ và ký quỹ: ký quỹ là phương pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả hai bên mua và bán khi hợp đồng được thanh toán. HĐTL sẽ được tính toán ký quỹ và bù trừ thông qua Trung tâm thanh toán và được hạch toán dựa trên giá thực tế của thị trường hàng ngày (daily mark to market). Trung tâm thanh toán bù trừ thực hiện vai trò ở giữa người mua và người bán HĐTL.
- (iv) Dễ dàng đóng vị thế: nhà đầu tư được quyền đóng vị thế bất cứ lúc nào trong giao dịch HĐTL. Nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán (mua) HĐTL có thể đóng vị thế của mình bằng việc tham gia vị thế mua (bán) trong giao dịch một HĐTL tương tự.
- (v) Đòn bẩy tài chính: Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch HĐTL phải thực hiện ký quỹ để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán sau khi hợp đồng đáo hạn.
Chức năng của Hợp đồng tương lai
Một số chức năng nổi bật của HĐTL trong bối cảnh tài chính cụ thể như sau:
- Bảo đảm và quản lý rủi ro trong đầu tư: nhà đầu tư có thể sử dụng HĐTL để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.
- Làm đòn bẩy tài chính: nhà đầu tư tạo ra các tỉ lệ đòn bẩy thông qua cách sử dụng HĐTL.
- Đa dạng hóa tài sản: nhà đầu tư có thể linh hoạt với các tài sản khó có thể giao dịch tại chỗ.
- Phát hiện giá thị trường: thị trường tương lai có thể được ví như cửa hàng nơi mà người mua và người bán có thể tự do thực hiện các giao dịch với nhau khi cung và cầu cân bằng gặp nhau.
Chủ thể tham gia vào thị trường của Hợp đồng tương lai
Cơ quan quản lý:
- Ban hành các văn bản theo pháp luật quy định
- Thanh tra và giám sát các biến động của thị trường chứng khoán phái sinh nói chung và hợp đồng quyền chọn nói riêng.
Sở giao dịch:
- Tổ chức niêm yết, giám sát và giao dịch các sản phẩm chứng khoán phái sinh
- Tính toán các loại chi phí quan trọng như chi phí thanh toán cuối ngày hay giá lý thuyết,…
- Cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm và giao dịch.
Tóm tắt một số khái niệm của hợp đồng tương lai
- Hợp đồng tương lai: là thỏa thuận giữa hai bên mua và bán về một giao dịch diễn ra trong thời điểm tương lai với mức giá được xác định trước.
- Tài sản cơ sở: là đối tượng được thỏa thuận trước trong hợp đồng phái sinh.
- Ký quỹ: khoản đặt cọc để được tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh, đảm bảo khả năng thanh toán đáo hạn của hai bên hợp đồng.
- Vị thế: trạng thái và khối lượng giao dịch của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ.
- Đóng vị thế: mở một vị thế đối ứng (bán – mua, mua – bán) với một vị thế đang nắm giữ có cùng tài sản cơ sở cũng như ngày đáo hạn.
- Giá thanh toán cuối ngày: mức giá của hợp đồng phái sinh được áp dùng để tính giá trị lãi/ lỗ phát sinh trong từng ngày của từng hợp đồng.
- Giá thanh toán cuối cùng: mức giá của tài sản cơ sở được ấn định vào ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán phái sinh của loại tài sản cơ sở đó, dùng để tính toán giá trị lãi/ lỗ phát sinh nhưng mà trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng.
- Hệ số nhân hợp đồng: Hệ số quy đổi giá trị từ hợp đồng tương lai sang thành tiền.
- Khối lượng mở: Số lượng hợp đồng còn lại của một loại chứng khoán phái sinh ở một thời điểm nhất định.
Trên đây là những thông tin về HĐTL bài viết tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về HĐTL và có kế hoạch đầu tư phù hợp. Hãy ủng hộ CryptoX100.com bằng cách chia sẻ bài viết này. Chúc bạn thành công!
Bạn có thể đọc thêm bài viết về hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai (smart contracts),...
Những câu hỏi thường gặp
Rủi ro của hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn như thế nào?
HĐTL có rủi ro thấp hơn vì tính thanh khoản cao và HĐKH có rủi ro cao vì tính thanh khoản thấp.
Thời điểm thanh toán hợp đồng của HĐTL và HĐKH như thế nào?
HĐTL sẽ thanh toán lãi lỗ vào mỗi ngày trong khi HĐKH sẽ thanh toán vào thời điểm giao hàng.
Tính bắt buộc của HĐTL và HĐKH như thế nào?
HĐTL có tính bắt buộc về việc đáo hạn hợp đồng trong khi HĐKH không có yêu cầu này.
Cả HĐTL và HĐKH đều dành cho loại tài sản nào?
Cả hai hợp đồng đều dành cho loại tài sản phái sinh như nông sản, trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất,…