Một trong những nhân tố giúp các nhà đầu tư bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia giao dịch là hợp đồng quyền chọn (Option contracts). Dù được định nghĩa khá tương đồng với hợp đồng tương lai (Futures contracts), nhưng hợp đồng quyền chọn không bắt buộc người dùng thực hiện nghĩa vụ của mình. Vậy thực chất hợp đồng quyền chọn là gì? Hợp đồng quyền chọn hoạt động ra sao?
Đôi nét về hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn hay Option contracts là một loại thỏa thuận được thực hiện giữa bên, được sử dụng khi thực hiện các cuộc giao dịch có thể xảy ra. Loại hợp đồng này áp dụng cho việc mua hoặc bán các loại tài sản cơ bản, như cổ phiếu, chứng khoán, bất động sản, hàng hóa,…
Các loại tài sản giao dịch sẽ được ấn định giá tại thời điểm hợp đồng. Giá trị này gọi là strike price. Thời gian diễn ra giao dịch kéo dài đến ngày hết hạn của hợp đồng.
Tương tự như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn trao quyền cho người dùng mua hoặc bán tài sản. Điểm khác là hợp đồng quyền chọn chỉ trao quyền chứ không bắt buộc người dùng phải thực thi. Hợp đồng quyền chọn được chia làm hai loại: quyền chọn mua (Put Option) và quyền chọn bán (Call Option).
Người dùng có thể mua hợp đồng quyền chọn để đầu tư vào các loại tài sản, hoặc bán chúng đi để kiếm lợi nhuận. Về bản chất, hợp đồng quyền chọn là một phương tiện tài chính phái sinh. Chúng hoạt động dựa trên các loại tài sản cơ bản, như cổ phiếu hoặc tiền mã hóa. Vai trò của loại hợp đồng này là phòng ngừa rủi ro tại các vị thế và buôn bán đầu cơ.
Cơ chế hoạt động của hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn cung cấp các điều khoản chỉ rõ các yếu tố, như:
- Thời gian hết hạn của hợp đồng.
- Strike price hoặc giá của một tài sản có thể được giao dịch.
- Một số nội dung cơ bản.
Nhìn chung, bạn có thể mua Put Option như một cuộc đặt cược có đòn bẩy (Leveraged) vào sự tăng giá hoặc chỉ số của cổ phiếu. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư còn mua Call Option để kiếm lợi nhuận khi giá hoặc chỉ số cổ phiếu giảm.
Khi mua Put Option, bạn có quyền nhưng không bắt buộc phải mua số lượng cổ phiếu đã ấn định trong hợp đồng. Đồng thời, bạn cũng có quyền nhưng không bắt buộc phải bán số cổ phiếu của mình theo giá thực tế mà hợp đồng đã đặt ra.
Thông thường, hợp đồng quyền chọn được sử dụng như một bảo hiểm cho các rủi ro. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng còn được dùng để đầu cơ kiếm lời. Việc này là do các Option chỉ có giá bằng một phần giá của chứng khoán cơ sở.
Option cho phép các nhà đầu tư đặt cược vào cổ phiếu mà không cần phải mua hoặc bán hoàn toàn số lượng cổ phiếu đó. Vì vậy, đây được xem là giải pháp hữu hiệu để các nhà đầu tư nhận được đòn bẩy.
Đặc tính cơ bản của hợp đồng quyền chọn
Về bản chất, hợp đồng quyền chọn sở hữu những nét tương đồng với hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên, loại hợp đồng này vẫn có một số đặc tính riêng, tạo nên sự khác biệt so với hai dạng hợp đồng kia, cụ thể là:
- Tài sản tiêu chuẩn không bị áp đặt theo tiêu chuẩn về: khối lượng, số lượng, giá trị hoặc các điều khoản.
- Tài sản không được niêm yết và được giao dịch chủ yếu trên thị trường OTCGiao dịch vòng ngoài, bán tài sản của bạn ngoài sàn.. Hiện tại, Việt Nam chỉ cho phép hợp đồng tương lai được phép niêm yết.
- Tại thời điểm ký hợp đồng, người dùng sẽ không thực hiện thanh toán hoặc trao đổi tài sản. Hoạt động này chỉ diễn ra sau hoặc tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.
- Không yêu cầu các bên tham gia phải ký quỹ. Tuy nhiên, người mua Option phải trả cho người bán Option một khoản phí. Đây được gọi là phí Option (Premium).
- Người mua được trao quyền nhưng không bắt buộc phải mua hoặc bán Khi người mua thực thi quyền hạn, người bán sẽ thực hiện các nhiệm vụ theo hợp đồng. Nghĩa là việc bán hoặc mua tài sản với mức strike price cho người mua.
- Các bên của hợp đồng quyền chọn có thể đóng vị thế bằng cách tham gia vào một hợp đồng quyền chọn khác với vị thế tương phản của vị thế trước đó.
Ưu điểm và hạn chế của hợp đồng quyền chọn
Ưu điểm
- Hợp đồng quyền chọn được ví như “chiếc khiên” ngăn chặn rủi ro thị trường cho các vị thế sẵn có.
- Tham gia hợp đồng quyền chọn, việc đầu cơ của các nhà đầu tư giá trị tài sản sẽ trở nên linh hoạt hơn.
- Giải pháp kết hợp và các chiến lược giao dịch được tích hợp với những rủi ro hoặc các phần thưởng riêng biệt.
- Lợi nhuận từ các xu hướng trên thị trường có khả năng tăng, giảm hoặc không thay đổi.
Hạn chế
- Quy trình làm việc, tính toán hợp đồng tương đối khó hiểu.
- Những người bán Option thường chịu khá nhiều rủi ro.
- So với các loại hợp đồng khác, hợp đồng quyền chọn có chiến lược giao dịch phức tạp hơn.
- Thông thường, các Option Market sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ thanh khoản (liquidity) thấp. Việc này khiến chúng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
- Phí hợp đồng thường xuyên biến động, có xu hướng giảm dần khi gần đến ngày hợp đồng đáo hạn.
Tính ứng dụng của hợp đồng quyền chọn
Trở thành công cụ đảm bảo
Ứng dụng phổ biến nhất của hợp đồng quyền chọn là trở thành công cụ ngăn chặn rủi ro. Chẳng hạn như các nhà đầu tư có thể mua Put Option đối với cổ phiếu mình đang sở hữu. Trong trường hợp tổng giá trị cổ phiếu đang nắm giữ suy giảm, bạn có thể áp dụng Call Option để cắt lỗ.
Đầu cơ
Không chỉ là công cụ đảm bảo, hợp đồng quyền chọn còn đáp ứng tốt nhu cầu buôn bán đầu cơ. Ví dụ, một nhà đầu tư tin rằng cổ phiếu của một công ty sắp tăng, họ có thể chọn Put Option. Nếu giá tài sản vượt hơn giá thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư ấy có thể áp dụng Option và mua lại tài sản với giá rẻ.
Khi giá tài sản cao hoặc thấp hơn giá hiện thực của hợp đồng, quyền chọn sẽ trở thành “In-the-money” (vùng có tiền). Tương tự, hợp đồng sẽ “at-the-money” (hòa vốn) khi nằm ở điểm hòa vốn hoặc “out-of-the-money” (vùng mất tiền) nếu thua lỗ.
Tìm hiểu về hợp đồng quyền chọn và cách thức hoạt động của loại hợp đồng này là nền tảng để bạn chinh phục hành trình đầu tư. Trên đây là một số thông tin cơ bản về hợp đồng quyền chọn. CrytpX100.com hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về hợp đồng quyền chọn là gì. Chúc bạn thành công với các dự án đầu tư sắp tới.
Những câu hỏi thường gặp về hợp đồng quyền chọn
Điểm khác nhau giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn khác nhau ở cơ chế thanh lý.
- Hợp đồng tương lai: Buộc người dùng phải thanh lý tài sản khi đến ngày đáo hạn. Nghĩa là chủ hợp đồng cần phải trao đổi tài sản cơ sở hoặc tiền mặt có giá trị tương đương khi hợp đồng hết hạn.
- Hợp đồng quyền chọn: Chỉ trao quyền chứ không bắt buộc người dùng thực hiện các giao dịch khi đến thời gian đáo hạn. Bên cạnh đó, người mua cần phải thực hiện theo quyết định của người giữ hợp đồng. Nếu người mua thực hiện Option, người bán mới được phép giao dịch tài sản cơ sở.
Yếu tố nào tác động đến hợp đồng quyền chọn?
Hợp đồng quyền chọn sẽ chịu tác động bởi các chỉ số Hy Lạp. Đây là thước đo mức độ rủi ro của một hợp đồng dựa trên nhiều biến số cơ sở khác nhau.
Phí thực hiện Option được tính như thế nào?
Chi phí khi thực hiện các Option tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau tiêu biểu như: giá tài sản cơ sở, strike price, thời gian đáo hạn và biến động thị trường.
Sẽ như thế nào nếu strike price thấp hơn giá thị trường?
Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể mua tài sản với giá thấp. Sau đó, họ có thể thực hiện hợp đồng quyền chọn để kiếm lợi nhuận.