Bạn tham gia giao dịch Futures (Hợp đồng tương lai) nhưng không hiểu Funding Rate là gì? Bạn thắc mắc vì sao phí Funding lại cao đến vậy? Gia nhập cộng đồng Binance đã lâu nhưng bạn vẫn không biết cách tính Funding Rate? Trong bài viết dưới đây, CryptoX100.com sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc trên trong vòng “một nốt nhạc”.
Tìm hiểu đôi nét về Funding Rate
Funding Rate là gì?
Funding Rate là một thuật ngữ không quá mới lạ đối với các nhà đầu tư tham gia giao dịch Margin hoặc FuturesLà hợp đồng mua tài sản (có thể là tiền mã hóa hoặc cổ phiếu) tại một mốc thời gian trong tương lai. Futures được dùng như là công cụ để phỏng đoán giá trị tương lai của một loại tài sản.. Thuật ngữ này dùng để chỉ các khoản phí mà các bên tham gia Contracts phải trả và không liên quan đến sàn giao dịch.
Về cơ bản, Funding Rate chính là công cụ đo lường tỷ lệ chênh lệch về giá giữa thị trường Spot và Futures. Thông thường, sự chênh lệch này diễn ra theo hai chiều hướng:
- Giá của Spot thấp hơn giá của Futures -> Funding Rate dương -> Người đặt lệnh Long sẽ trả tiền cho người đặt lệnh ShortVị thế khi giao dịch margin/futures, hàm ý chỉ sự kỳ vọng giá sẽ giảm..
- Giá của Spot cao hơn giá của Futures -> Funding Rate âm -> Người đặt lệnh Short sẽ trả tiền cho người đặt lệnh Long.
Vai trò của Funding Rate là duy trì sự bình ổn về giá giữa hai thị trường Spot và Futures. Chỉ số này có khả năng giảm thiểu sự chênh lệch giá giữa hai thị trường. Trên thực tế, không ít traders nhầm lẫn thị trường Spot và Futures là giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu Futures được biết đến như một thị trường phái sinh, Spot lại có bản chất tương tự như thị trường Margin.
Funding Rate đối với các traders
Đối với các traders, Funding Rate là nhân tố chi phối đến lợi nhuận và thua lỗ của họ. Chỉ số này được tính toán dựa trên lượng đòn bẩy mà các traders sử dụng.
Nếu đòn bẩy cao, một trader trả tiền để cấp vốn có thể bị thua lỗ và thanh lý ngay dù thị trường có mức biến động thấp. Mặt khác, việc thu thập các chỉ số Funding có thể mang lại lợi nhuận rất cao, nhất là trong những thị trường bị giới hạn về phạm vi.
Tận dụng tính năng này, traders có thể thiết lập các chiến lược giao dịch phù hợp, thúc đẩy lợi nhuận từ Funding Rate trên các thị trường biến động thấp. Về bản chất, Funding Rate được tạo ra nhằm khuyến khích các nhà đầu tư duy trì vị thế, giữ cho giá Futures tương đồng với giá của Spot.
Sự tồn tại của Funding Rate có ý nghĩa như thế nào?
Sự hiện diện của Funding Rate có ảnh hưởng lớn đến với các giao dịch Futures. Như đã biết, Futures là một giao dịch kỳ hạn tương lai. Nghĩa là khi tham gia Futures, bạn được quyền mua một loại tài sản với đòn bẩy có mức giá xác định đã biết từ trước.
Thông thường, một giao dịch Futures sẽ kéo dài từ 1 tháng đến 1 năm. Sau khi kết thúc giao dịch, bạn buộc phải thanh lý position (vị thế) của mình dù đang lời hay lỗ. Tuy nhiên, với Perpetual Futures, thời gian chốt lệnh của bạn là vô tận.
Do đó, giá giao dịch Futures lúc này sẽ biến động chênh lệch với giá thực tế. Lúc này, Funding rate sẽ đóng vai trò thúc đẩy giá ở thị trường Futures dao động sát với thị trường Spot. Việc này giúp traders duy trì được các quyền lợi của mình.
Giải đáp cách tính Funding Fee khi giao dịch Futures
Cách tính Funding Fee cơ bản
Dù các định nghĩa về Funding Fee nghe có vẻ phức tạp và khó hiểu, nhưng cách tính chỉ số này lại khá đơn giản. Thông thường, sau mỗi 8 tiếng, các sàn giao dịch sẽ tính toán Funding Fee một lần.
Sau quá trình tính toán, bạn sẽ nhận hoặc mất tiền tùy thuộc vào position mình đang sở hữu. Nếu đóng lệnh trước khi Funding Fee được tính, bạn sẽ không phải trả khoản phí này. Để tính Funding Rate, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau:
Giá position bạn đang mở x Funding Rate = Funding Fee
Ví dụ: Bạn có 10 USD và mở một position với giao dịch đòn bẩy là 10. Vậy position của bạn là 100 USD. Trong trường hợp Funding Rate của là -0,045%, bạn sẽ phải trả một khoản tiền là: 100 x (-0,045%) = -0,045 USD -> Bạn sẽ nhận được 0,045 USD từ “phe” Short.
Bất kể thị trường biến động như thế nào, sàn giao dịch Binance vẫn có Funding Rate tối đa 0,5%. Chỉ số Funding cơ bản là 0,01% và chúng có thể tăng hoặc giảm tùy theo sự chênh lệch giữa thị trường Futures và Spot. Mỗi ngày, bạn cần phải trả Funding Fee 3 lần (sau mỗi 8 giờ).
Công thức tính Funding Rate cho các Perpetual Futures
Sau ngày 11/05/2021, sàn giao dịch Binance đã điều chỉnh cách thức tính Funding Rate cho các Perpetual Futures. Sự điều chỉnh này nhằm tạo ra trải nghiệm hoàn thiện nhất cho người dùng. Để thấy rõ sự khác biệt giữa trước và sau khi điều chỉnh cơ chế tính toán, bạn có thể tham khảo cụ thể như sau:
Trước khi điều chỉnh:
Floor (Mức sàn) = Max (Funding Rate giai đoạn gần nhất – 0,75 x Maintenance Margin Ratio, -0,75 x ( Initial Margin Rate – Maintenance Margin Ratio)).
Cap (Mức giới hạn) = Min (Funding Rate giai đoạn gần nhất + 0,75 x Maintenance Margin Ratio, 0,75 x (Initial Margin Rate – Maintenance Margin Ratio))
Trong đó, giới hạn Funding Rate = Clamp (Funding Rate, Floor, Cap).
Sau khi điều chỉnh:
Floor = -0,75 x Maintenance Margin Ratio
Cap = 0,75 x Maintenance Margin Ratio
Giới hạn Funding Rate = Clamp (Funding Rate, Floor, Cap).
Cách Binance Futures duy trì Funding Rate thấp
Binance Futures nổi tiếng bởi khả năng duy trì Funding Rate thấp rất hiệu quả. Trên thực tế, Binance Futures có khả năng phân chia tiền mã hóa đồng đều giữa hai thị trường: Futures và Spot.
Khi tham gia tiền mã hóa, chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với câu nói: “Crypto markets never sleep” (tạm dịch: Thị trường tiền mã hóa không bao giờ ngủ). Điều này đã tạo nên xu thế đầu tư dựa trên sự biến động về giá.
Với Binance Futures, traders được phép chuyển đổi giữa thị trường Spot và Futures một cách tức thời. Nhờ đó, họ có thể nắm bắt thời cơ, tận dụng hiệu quả việc chênh lệch giá trên thị trường để kiếm lời.
Thế nên, sự chênh lệch giữa giá Perpetual Futures Contracts và Mark Prices luôn được tận dụng để thực hiện các cuộc giao dịch chênh lệch giá, duy trì sự chênh lệch giữa hai mức giá luôn ở mức thấp.
Vì vậy, khi thị trường biến động mạnh khiến Funding Rate tăng đột ngột, các traders vẫn có thể “chớp lấy thời cơ”, tận dụng sự chênh lệch này để kiếm lãi. Điều này khiến cho Funding Rate nhanh chóng giảm về mức ổn định.
So với Binance, dịch vụ đầu tư nhờ vào chênh lệch giá ở các sàn giao dịch khác còn khá hạn chế. Những sàn này thường có Funding Rate cao hơn do sự giới hạn chuyển đổi giữa thị trường Spot và Futures. Nhiều sàn giao dịch còn giới hạn số lượng chuyển tiền tối đa trong một ngay.
Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn đã tích lũy thêm những kiến thức hữu ích về Funding Rate và cách tính Funding Rate hiệu quả. Chúc bạn thành công với các dự án đầu tư sắp tới!
Những câu hỏi thường gặp về Funding Rate
Tại sao Funding Rate lại quan trọng?
Funding Rate có vai trò quan trọng trong việc duy trì giá của Perpetual Contracts và Underlying Asset. Khác với Traditional Contracts, Perpetual Contracts không có ngày hết hạn. Vì vậy, các traders có thể duy trì các position vĩnh viễn trừ khi có nhu cầu thanh lý. Do đó, các sàn giao dịch tiền mã hóa đã tạo ra một cơ chế duy trì giá của Perpetual Contracts, đó được gọi là Funding Rate.
Funding Rate bao gồm các loại phí nào?
Funding Rate được cấu thành bởi hai thành phần chính, bao gồm: lãi suất và phí bảo hiểm.
Lãi suất cố định trên Binance Futures là bao nhiêu?
Trên Binance Futures, lãi suất cố định được quy định ở mức 0,03%/ngày, tương đương 0,01% mỗi khoảng thời gian cấp vốn. Đối với các đồng đặc biệt như: BNBUSDT và BNBBUSD, lãi suất cố định là 0%.
Điểm khác nhau giữa Traditional Contracts và Perpetual Contracts là gì?
Điểm khác nhau lớn nhất giữa Traditional Contracts và Perpetual Contracts là:
- Traditional Contracts có giới hạn về thời gian.
- Perpetua Contracts không có giới hạn về thời gian.