ERC20 là gì? Tại sao tiêu chuẩn này lại đang thống trị thị trường crypto? ERC20 có những ưu – khuyết gì đặc biệt? Nếu có cùng những thắc mắc này, bạn đừng vội rời đi. Hãy để CryptoX100.com giải đáp giúp bạn ngay sau đây!
Giới thiệu chung về ERC20
ERC20 là gì?
ERC20 (Ethereum Request for Comment) được hiểu là một bộ tiêu chuẩn dành cho các token được thiết kế và phát triển trên công nghệ blockchain của Ethereum. Các nhà phát hành token phải tuân theo bộ quy tắc này nếu muốn các token dưới dạng ERC20 hoạt động liền mạng trong Ethereum. Để thực hiện được điều này, nhà phát hành cũng cần đến sự giúp đỡ của các smart contracts.
ERC20 ra đời từ khi nào?
Vào ngày 19 tháng 11 năm 2015, Fabian Vogelsteller lần đầu đề xuất phát triển tiêu chuẩn ERC20 gồm một danh sách chung các quy tắc dành cho token Ethereum. Việc này nhằm giúp các nhà phát triển có thể thiết kế ra các token mới hoạt động trong hệ sinh thái của Ethereum. Kể từ năm 2017, tiêu chuẩn token ERC20 dần trở nên phổ biến hơn khi ngày càng nhiều dự án thông qua ICOLà từ viết tắt của Initial Coin Offering, đây là dạng huy động vốn ban đầu, tức là nhóm phát triển có thể bán ra một lượng coin ban đầu cho công chúng giống như việc phát hành cổ phiếu lần đầu của các công ty ra thị trường đại chúng (IPO – Initial Public Offering). huy động vốn.
Một số quy tắc cần biết về ERC20
Quy tắc tùy chọn
- TokenĐồng tiền kỹ thuật số được phát hành từ các đợt ICO dự án và có vai trò như một loại tài sản giống như các đồng coin. Ngoài ra các token còn có các chức năng ứng dụng (Utility token) hoặc cổ phiếu (Security) cho dự án. name: tên gọi của token.
- Symbol: ký hiệu của Token (hay còn gọi là mã token).
- Decimals: số thập phân của Token (tối đa 18), được dùng để quy định về số lượng chữ số thập phân trong đơn vị.
Ví dụ:
- Tên token: Fetch.AI
- Symbol: FET
- Decimals: 18. Lúc này, đơn vị nhỏ nhất của FET là 0.000000000000000001 FET.
Quy tắc bắt buộc
- Total supply: tổng nguồn cung (hay số lượng token dự định được tạo ra). Ví dụ: Total supply của FET là 1,152,997,575 FET.
- Balance of: số token dư trong một tài khoản hoặc một ví lưu trữ điện tử đang có.
- Transfer: chuyển token qua lại giữa các ví bằng việc cung cấp địa chỉ ví nhận và số lượng token muốn chuyển.
- Transfer from: chuyển token qua lại giữa các tài khoản, có khả năng ủy quyền thực hiện cho người khác.
- Approve: quản trị rủi ro khi xảy ra sự cố hợp đồng hoặc rủi ro ví lưu trữ bằng cách đối chiếu thông tin giao dịch, giới hạn lại số lượng token mỗi lần rút ra từ ví của bạn.
- Allowance: kiểm soát việc rút token thông qua kiểm tra số dư trong ví.
Ưu điểm và nhược điểm của token ERC20
Ưu điểm
Tính Fungible
Các token ERC20 có thể thay thế cho nhau nhờ vào đặc tính Fungible. Nếu sở hữu một Binance Academy Token bất kể loại nào, người dùng hoàn toàn có thể trao đổi các token mà không sợ ảnh hưởng đến giá trị hay chức năng của chúng. Điều này cũng tương tự như sự trao đổi vàng và tiền mặt.
Đây sẽ là bước đệm vững chắc cho việc trở thành một phương tiện thanh toán như tiền tệ của token trong thời gian tới. Đặc tính này cũng giúp các token riêng lẻ có thể trao đổi cho nhau mà không làm phương hại đến mục đích sử dụng như tiền tệ của chúng.
Tính linh hoạt
Các token ERC20 có khả năng “tùy cơ ứng biến” với hoàn cảnh và linh động thích ứng trên nhiều nền tảng khác nhau. Người dùng có thể dùng token ERC20 như đơn vị thanh toán trong các trò chơi điện tử, phần thưởng để tri ân các khách hàng trung thành, các tác phẩm NFT,…
Tính phổ biến
Không còn xa lạ gì khi token ERC20 được người các nhà đầu tư biết đến như một “tiêu chuẩn quốc dân” trong ngành công nghệ tiền mã hóa. Các token thuộc tiêu chuẩn này “càn quét” hầu hết mọi sàn giao dịch điện tử có tính thanh khoản cao cũng như các ví lưu trữ hỗ trợ ERC20. Điều này vô tình đã giúp cho việc tạo ra các token mới đơn giản hơn. Bên cạnh đó, các chiến dịch ICO cũng giúp nền tảng Ethereum trở nên phổ biến hơn.
Nhược điểm
Khả năng mở rộng còn hạn chế
Đây có lẽ là hạn chế lớn nhất của ERC20 khi khả năng mở rộng chưa thực sự tốt. Các nhà đầu tư phải chi trả một khoản phí tương đối lối và các giao dịch đôi lúc vẫn bị chậm trễ. Không những vậy, nếu xảy ra sự cố tắc nghẽn trong quá trình khởi chạy token ERC20, tính khả dụng cũng sẽ vì thế chịu ít nhiều ảnh hưởng.
Rủi ro lừa đảo, mạo danh
Lợi dụng sự dễ dàng của quá trình tạo ra Token ERC20, nhiều kẻ gian đã “sản xuất” những token không có giá trị để lừa những nhà đầu tư khác. Vì thế, người dùng cần kiểm tra kỹ smart contracts trước khi đưa ra quyết định giao dịch.
Ngoài ra, một số token ERC20 còn dễ bị hủy khi đang thực hiện giao dịch cho một smart contract thay vì sử dụng ETH. Đã có rất nhiều tổn thất do tình trạng này gây ra.
Những ví lưu trữ Token ERC20 phổ biến hiện nay
My Ether Wallet (MEW)
My Ether Wallet có lẽ đã là cái tên quen thuộc với trader. Đây là ví điện tử niêm yết trên nền tảng Ethereum tương thích với tiêu chuẩn ERC20. Có thể nói, My Ether Wallet là ví lưu trữ được nhiều người tin dùng nhất hiện nay bởi chi phí cạnh tranh, giao diện thân thiện, đăng ký đơn giản, tiện lợi trên nhiều loại thiết bị.
Tuy nhiên, My Ether Wallet lại dễ bị tấn công và virus xâm hại. Đồng thời, khả năng bảo mật của ví chưa thực sự đảm bảo, thỉnh thoảng vẫn có thể xảy ra thất thoát tài sản.
ImToken
ImToken Wallet cũng là cái tên nằm trong danh sách những ví lưu trữ hỗ trợ tiêu chuẩn ERC20. Người dùng có thể truy cập vào ví ngay cả trên thiết bị di động với đầy đủ các tính năng. Ví này hỗ trợ cả hai nền tảng Android và iOS cùng chế độ bảo mật đáng tin tưởng.
MetaMask
MetaMask cũng là một ví lưu trữ vô cùng phổ biến với người dùng hiện nay. Ví này tương thích với nền tảng Ethereum cùng nhiều tiện ích mở rộng (extensions). Người dùng có thể sử dụng các trình duyệt phổ biến hiện nay như Chrome, FireFox, Brave, Edge để truy cập ngay cả trên máy tính hoặc điện thoại.
Trust và Cipher
Nếu bạn là tuýp người thích truy cập bằng điện thoại di động, đây sẽ là sự lựa chọn thích hợp dành cho bạn. Trust và Cipher là hai ví điện tử phổ biến trên nền tảng smartphone. Hai ví này nhận được nhiều lời khen ngợi về tính bảo mật, an toàn cũng như quyền kiểm soát.
Mist và Parity
Ngược lại với hai loại ví trên, Mist và Parity là hai loại ví dành cho phiên bản máy tính. Người dùng sẽ gặp một số bất tiện nhất định vì lúc nào cũng phải đem theo laptop bên người để có thể truy cập vào ví.
LedgerSổ cái trong kế toán. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì mọi giao dịch của tiền mã hóa được lưu vào trong một cơ sở dữ liệu giống như một sổ cái của các kế toán. và Trezor
Ledger và Trezor là hai ví cứng (hay còn gọi ví lạnh) phổ biến hiện nay. Chính vì tính năng mã hóa, bảo mật của loại ví này, rất nhiều người dùng đã tin tưởng và hài lòng khi sử dụng. Không những vậy, người dùng hoàn toàn có thể làm chủ ví của mình mà không cần thông qua bất kỳ bên trung gian nào khác như các ví online.
CryptoX100.com hy vọng bài viết về ERC20 có thể mang đến những giá trị thiết thực về mặt kiến thức cho quý bạn đọc cũng như những thông tin hữu ích để các bạn tham chiếu trước khi đưa ra quyết định của mình. Hẹn gặp lại bạn ở chủ đề kế tiếp!
Những câu hỏi thường gặp
Có những Token ERC20 phổ biến nào hiện nay?
Một số cái tên ERC20 nổi bật hiện nay như EOS, TRON, VEN, FET,…
Tính năng nào sẽ chịu trách nhiệm kiểm duyệt tính chính danh của ERC20?
Approve sẽ là bên chịu trách nhiệm rà soát thông tin giao dịch so với tổng nguồn cung của Token.
Có thể mua Token ERC20 ở đâu?
Hai cách thường được sử dụng để mua Token ERC20 là thông qua ICO hoặc các sàn giao dịch có niêm yết loại tiêu chuẩn này.
Giao dịch ERC20 thường trải qua bao nhiêu lần xác nhận?
Thông thường, người dùng cần đến khoảng 12 lần xác nhận để hoàn tất một giao dịch ERC20 thành công.