Để chinh phục thành công thế giới cryptocurrency, bên cạnh kiến thức, tầm nhìn và chiến lược đầu tư về tiền mã hóa, bạn cần hiểu rõ cũng như biết cách sử dụng các chỉ báo kỹ thuật. Được biết đến như một chỉ báo quan trọng, có khả năng giúp traders xác định được biến động thị trường, MACD sẽ là “nhân vật chính” trong bài viết mà CryptoX100.com sẽ giới thiệu dưới đây. Vậy chính xác đường MACD là gì? Làm thế nào sử dụng đường MACD hiệu quả?
Tìm hiểu chi tiết về đường MACD trong Crypto
Đường MACD là gì?
Đường MACD là viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence Divergence (tạm dịch: Trung bình động hội tụ phân kỳ). Trong thị trường crypto, thuật ngữ này đóng vai trò như một chỉ báo giúp traders xác định lực và xu hướng thị trường qua 2 yếu tố chủ đạo là: hội tụ và phân kỳ.
Đường MACD được biết đến nhiều vào cuối thập niên 70 do nhà phát minh Gerald Appel khởi xướng. Chỉ báo này dựa trên những dữ liệu đã diễn ra trong quá khứ để làm tiền đề định hướng xu hướng về giá.
Có thể nói, đường MACD chính là tín hiệu giúp traders xác định giá trị của đồng coin tăng hoặc giảm. So với MA (đường trung bình động), kết quả của MACD chính xác và có tính chọn lọc cao hơn.
Cụ thể, đường MACD sẽ biểu thị các yếu tố sau:
- Độ mạnh/yếu của xu hướng thị trường.
- Giá trị tăng/giảm của coin trên thị trường.
- Mức độ hợp lý của việc mua hoặc bán tài sản.
Cấu tạo và công thức tính đường MACD
Đường MACD có cấu tạo như thế nào?
Về bản chất, đường MACD có cấu tạo khá phức tạp. Điều này cũng dễ hiểu vì đường MACD là một chỉ báo có khả năng đưa ra kết quả chuẩn xác với mức độ chọn lọc cao. 4 thành phần cốt lõi của một chỉ báo MACD là:
- Đường MACD: Là đường màu xanh (đường thanh).
- Đường tín hiệu (Signal Line): Đường màu cam hay còn gọi là đường chậm.
- Biểu đồ Histogram: Đây là biểu đồ thanh, được xác định bởi công thức: Histogram = Đường MACD – Đường tín hiệu.
- Đường Zero: Đây là đường được dùng để tham chiếu giá. Thông qua đường Zero, bạn sẽ phân biệt được đường MACD và đường tín hiệu.
Theo đó, đường MACD, đường tín hiệu và biểu đồ Histogram sẽ chạy quanh đường Zero hay còn gọi là trụ mốc số 0.
Công thức tính đường MACD là gì?
Để tính đường MACD, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau:
Đường MACD = EMA (12) – EMA (26)
Trong đó:
- EMA (12) và EMA (26) là đường trung bình động được tính theo lũy thừa với chu kỳ 12 ngày và 26 ngày.
Lưu ý, nếu đường trung bình động 12 ngày lớn hơn đường trung bình động 26 ngày thì đường MACD dương. Ngược lại, nếu đường trung bình động 12 ngày bé hơn đường trung bình động 26 ngày, đường MACD sẽ âm.
Tầm quan trọng của đường MACD
Đường MACD được ví như “kim chỉ nam” giúp các nhà đầu tư xác định “đường đi nước bước” cho kế hoạch đầu tư của mình. Khi hiểu được tầm quan trọng của MACD, nhà đầu tư có thể sử dụng đường chỉ báo này một cách hiệu quả. Về cơ bản, đường MACD sẽ biểu thị 2 ý nghĩa trọng tâm, bao gồm: xu hướng giá và diễn biến giá.
Xu hướng giá
Như đã đề cập, đường MACD sẽ có 2 đường chính: đường màu xanh (đường MACD) và đường màu cam (đường tín hiệu). Từ 2 đường này, traders có thể phân tích kỹ thuật cụ thể như sau:
- Đường MACD giao với đường tín hiệu từ dưới lên: Giá coin sẽ tăng hơn mức hiện tại. Đây là tín hiệu tốt để các traders mua coin vào.
- Đường MACD vượt đường tín hiệu từ trên xuống: Giá coin đang giảm so với mức hiện tại. Đây là tín hiệu để các traders bán coin ra.
Diễn biến giá
Thông thường, đường MACD sẽ tỷ lệ nghịch với diễn biến giá trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn sẽ có nhiều trường ngoại lệ. Những trường hợp này được gọi là hội tụ và phân kỳ.
- Hội tụ: Là khi hai đường màu xanh bắt đầu tiến đến gần nhau. Đây là thời điểm giá đi xuống và đường MACD đi lên. Dấu hiệu này cho thấy giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng. Nhà đầu tư có thể cân nhắc đặt lệnh mua để kiếm lợi nhuận.
- Phân kỳ: Là khi hai đường màu đỏ tách rời nhau. Đây là thời điểm giá đi lên nhưng đường MACD lại đi xuống. Dấu hiệu này cho thấy giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm. Nhà đầu tư có thể cân nhắc đặt lệnh bán để cắt lỗ.
Các bước cài đặt MACD trên TradingView
Để cài đặt đường MACD trên TradingView, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang chủ TradingView tại: https://vn.tradingview.com/. Đồng thời, bạn cần chọn một đồng coin bất kỳ mà mình muốn phân tích.
Bước 2: Chọn mục “Biểu đồ” -> Tiếp tục chọn các công cụ chỉ báo và chiến lược.
Bước 3: Nhập từ “MACD” và chọn chỉ báo bạn muốn sử dụng.
Vậy là bạn đã cài đặt hoàn tất đường chỉ báo MACD trên TradingView. Giờ đây bạn có thể theo dõi, đánh giá và phân tích đường MACD của đồng coin mình đang theo đuổi.
Cách sử dụng đường MACD hiệu quả
Sau khi cài đặt đường MACD, bạn cần có giải pháp sử dụng chỉ báo này sao cho hiệu quả. Trên thực tế, đường MACD là một công cụ không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ các thức vận hành, bạn sẽ dễ dàng trải nghiệm chỉ báo này một cách tối ưu.
Đường MACD và đường tín hiệu giao nhau
Cách đầu tiên cũng là cách đơn giản nhất là nhìn vào đường MACD và đường tín hiệu. Có hai trường hợp xảy ra khi hai đường này cắt nhau:
- Đường MACD giao đường tín hiệu với hướng từ dưới lên đường Zero: Giá có xu hướng tăng trên thị trường, nhà đầu tư nên đặt lệnh buy/long.
- Đường MACD giao đường tín hiệu với hướng từ trên xuống đường Zero: Giá có xu hướng hạ nhiệt, nhà đầu tư có thể đặt lệnh sell/short.
Biểu đồ Histogram chuyển đổi
Giải pháp thứ 2 khi sử dụng chỉ báo MACD là xem xét biểu đồ Histogram đang chuyển hướng như thế nào.
- Nếu biểu đồ chuyển từ dương (+) sang âm (-): Xu hướng giá có thể giảm, nhà đầu tư nên đặt lệnh sell/short.
- Nếu biểu đồ chuyển từ âm (-) sang dương (+): Xu hướng giá có thể tăng, nhà đầu tư nên đặt lệnh buy/long.
Lưu ý: Trong biểu đồ Histogram, những vị trí tại vạch màu cam là điểm chuyển đổi xu hướng. Vì vậy, nếu đường MACD chuyển từ xanh sang cam, bạn có thể đặt lệnh sell/short hoặc đặt lệnh buy/long nếu ngược lại.
Đường MACD chuyển đổi
Tương tự như biểu đồ Histogram, đường MACD cũng có xu hướng chuyển đổi từ dương (+) sang âm (-) hoặc ngược lại.
- Đường MACD chuyển từ âm (-) sang dương (+) hoặc đường Zero và đường MACD giao nhau theo hướng từ dưới lên: Giá đang có xu hướng tăng, nhà đầu tư nên đặt lệnh buy/long.
- Đường MACD chuyển từ dương (+) sang âm (-), hoặc đường Zero và đường MACD giao nhau theo hướng từ trên xuống: Giá đang có xu hướng giảm, nhà đầu tư nên đặt lệnh sell/short.
Kết hợp các khung thời gian
Về bản chất, đường MACD có thể áp dụng được với nhiều khung thời gian khác nhau. Đối với cách thức này, bạn sẽ dùng D1 để xác định xu hướng giá, H1 và H4 được dùng để tìm điểm vào lệnh. Cụ thể ở khung thời gian D1:
- Đường MACD giao với đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên: Giá có xu hướng tăng. Sau đó, bạn tiếp tục xem xét khung H1 hoặc H4. Nếu đường MACD giao đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên, đây là thời điểm thích hợp để vào lệnh buy/long.
- Đường MACD giao với đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống: Giá có xu hướng giảm. Sau đó, bạn tiếp tục xem xét khung H1 hoặc H4. Nếu đường MACD giao đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống, đây là thời điểm thích hợp để vào lệnh sell/short.
Xem xét phân kỳ và hội tụ
Khi thực hiện phương pháp này, bạn cần xem xét 3 yếu tố sau:
- Đối với khung lớn như D1 hoặc các khung lớn hơn, bạn cần xác định xu hướng giá đang tăng hay giảm.
- Đối với khung nhỏ như H1 hoặc H4, bạn cần tạo ra phân kỳ hoặc hội tụ.
- Các vị trí tại đường Histogram đang chuyển đổi theo hướng nào.
Từ biểu đồ trên, bạn có thể nhận thấy giá trên khung lớn có xu hướng tăng. Tuy nhiên, giá của coin lúc này vẫn chưa tạo đỉnh. Vì vậy, nếu muốn tìm điểm vào lệnh, bạn cần dựa vào khung thời gian nhỏ hơn như H1 hoặc H4.
Tại khung H4, bạn có thể thấy phân kỳ đã được hình thành. Tại điểm này, đường Histogram đã chuyển từ dương (+) sang âm (-). Vì vậy, đường MACD biểu thị giá sắp giảm sâu. Việc của các nhà đầu tư lúc này là canh vị thế đẹp để bắt đáy.
Kết luận
Nhìn chung, đường MACD là một chỉ báo tối ưu giúp traders phân tích kỹ thuật chính xác và hiệu quả. Nếu muốn trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trade coin, bạn am hiểu tường tận và biết cách sử dụng MACD hiệu quả.
Từ những thông tin bài viết, CryptoX100.com tin rằng bạn đã hiểu được đường MACD là gì cũng như biết cách sử dụng chỉ báo này. Chúc bạn thành công với các quyết định đầu tư của mình!
Những câu hỏi thường gặp
Nền tảng nào cung cấp đường MACD?
Hiện tại, gần như mọi nền tảng giao dịch đều cung cấp chỉ báo MACD.
MACD có hiệu quả không?
Tất nhiên là có! Đường MACD được các chuyên gia đánh giá là chỉ báo chính xác và hiệu quả nhất. Vì vậy, đường MACD đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ riêng crypto.
Đường MACD hoạt động bằng cách nào?
Chỉ báo MACD sử dụng đường trung bình động hàm mũ (EMA) để thực hiện tính toán và xác định xu hướng giá của thị trường.
Nên cài đặt đường MACD nào tốt nhất?
Thông thường, các đường MACD hiệu quả được sử dụng nhiều nhất là: 9, 12 và 26 ngày.