Bạn có biết đầu tư tiền mã hóa không đơn thuần là việc “rót vốn” vào coin để kiếm lợi nhuận. Trên thực tế, các traders cần phải áp dụng các chiến lược tính toán khác nhau để đầu tư hiệu quả và an toàn hơn. Một trong những giải pháp hữu hiệu được nhiều nhà đầu tư áp dụng khi tham gia thị trường tiền mã hóa là: tính toán đường EMA. Vậy thực chất đường EMA là gì? Cách tính EMA ra sao?
Tìm hiểu chi tiết về đường EMA
Đường EMA là gì?
EMA là viết tắt của cụm từ Exponential Moving Average (tạm dịch: đường trung bình động hàm mũ). Theo Investopedia, đường EMA là một chỉ báo biểu đồ kỹ thuật, được dùng để theo dõi giá của một khoản đầu tư nhất định, như: cổ phiếu hoặc hàng hóa.
Về bản chất, EMA là một loại Weighted Moving Average (WMA: trung bình động có trọng số). Vì vậy, dựa trên EMA, người dùng có thể thu thập nhiều trọng số hơn hoặc các dữ liệu về giá gần nhất trên thị trường. Tương tự như SMA (Simple Moving Average: Trung bình cộng đơn giản), traders sử dụng EMA như một thước đo xu hướng giá theo thời gian. Thậm chí, bạn có thể xem cùng lúc nhiều đường EMA để xác định kết quả chính xác hơn.
Lợi ích của đường EMA trong giao dịch Forex
Dự đoán chính xác xu hướng giá trong thời gian gần
Như đã biết, biến động giá là điều thường xuyên xảy ra và không thể tránh khỏi trên thị trường. Sự dịch chuyển về giá dù lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện đầu tư của traders. Với EMA, traders sẽ dễ dàng nhận thấy những biến đổi giá một cách hiệu quả.
Ví dụ về xu hướng giá được báo động qua các đường EMA20, EMA50 và EMA200:
- EMA20: Đường giá cắt lên EMA20 -> Giá có xu hướng tăng ngắn hạn. Đường giá cắt xuống EMA20 -> Giá có xu hướng giảm ngắn hạn.
- EMA50, EMA100: Đường giá cắt lên EMA50 hoặc EMA100 -> Giá có xu hướng tăng trung hạn. Đường cắt xuống EMA50 hoặc EMA100 -> Giá có xu hướng giảm trung hạn.
- EMA200: Đường giá cắt lên EMA200 -> Giá có xu hướng tăng cao dài hạn. Đường giá cắt xuống EMA 200 -> Giá có xu hướng giảm dài hạn.
Bên cạnh đó, đường EMA còn có khả năng lưu trữ các mốc giá trong một chu kì nhất định. Thông thường, một giao dịch ngắn hạn sẽ có chu kì khoảng 9 ngày. Vậy EMA sẽ lưu lại các mốc giá của giao dịch trong 9 ngày ấy.
Xác định xu hướng đầu tư hiệu
Thông qua các chỉ báo của đường EMA, traders có thể xác định chính xác 3 điểm sau: điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ và điểm chốt lời. Bên cạnh việc xác định các xu hướng biến đổi giá, bạn cần tham khảo các quy tắc mua bán theo đường EMA. Cụ thể như sau:
- Giá tăng: Đường EMA dốc lên, nằm dưới đường giá. Nếu thấy đường giá tụt xuống và chạm vào đường EMA, bạn cần chọn lệnh “Buy” ngay lập tức. Trong trường hợp này, đường EMA đang nằm trong vùng hỗ trợ.
- Giá giảm: Đường EMA dốc xuống, nằm trên đường giá. Nếu thấy đường giá hồi lên và chạm vào EMA, bạn nên chọn lệnh “Sell” ngay lập tức. Trong trường hợp này, đường EMA đang nằm trong vùng kháng cự.
Lưu ý: Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự được xem là vùng giao tranh giữa 2 phe. Vì vậy, nếu phe nào mạnh thì phe đó thắng. Có thể nói, đây là khu vực để các traders đấu tranh tâm lý khi tham gia vào thị trường.
Ưu điểm và hạn chế của đường EMA
Ưu điểm
- Dự đoán nhanh và chính xác các dữ liệu mới nhất trong thời gian ngắn.
- Có khả năng lưu trữ và ghi nhớ các dữ liệu cũ trong một chu kì nhất định.
- Phản ánh trạng thái của các cuộc giao dịch thông qua độ dốc.
- Phù hợp với những thị trường biến động mạng, thích ứng nhanh chóng.
- Khắc phục hạn chế đặt trọng lượng bằng nhau cho các biến động giá như SMA.
Hạn chế
Điểm hạn chế lớn nhất của đường EMA là khả năng thích ứng với các biến động thị trường quá nhanh. Đây có thể là ưu điểm nhưng cũng là điểm yếu của EMA. Vì sự thích ứng nhanh nên EMA có thể bị tác động bởi những tín hiệu giả. Để khắc phục hạn chế này, traders cần quan sát các biến động sát sao và phân tích kỹ lưỡng để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Lưu ý: Trên thực tế, các đường EMA thường phù hợp hơn với các giao dịch dài hạn. Những giao dịch này được thực hiện trong thời gian dài nên ít xảy ra các tín hiệu sai lệch. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất ít cơ hội đặt điểm đảo chiều hơn.
Cách tính đường EMA hiệu quả
So với SMA, công thức tính đường EMA tương đối phức tạp. Tuy nhiên, số liệu từ EMA sẽ giúp traders giải quyết được một số hạn chế mà phần lớn các đường MA vấp phải. Thay vì cho ra kết quả chung chung, dàn trải trong suốt chu kỳ giao dịch, kết quả của EMA thường tập trung vào giá trị hiện tại và phụ thuộc vào các phép tính trước, cụ thể như sau:
EMA (n) = Pt*k + EMA (t-1) * (1-k)
Trong đó:
- n: số ngày trong khoảng thời gian nhất định.
- Pt: Giá trị đầu của EMA, được tính bằng đường SMA hoặc closing price trước đường SMA.
- k: Hệ số nhân được xác định theo công thức: k = 2/(n+1).
- EMA (t-1): Trung bình trượt của hàm mũ trong phiên giao dịch trước.
Giải pháp giao dịch hiệu quả với đường EMA
Các traders có thể dựa vào độ dốc của các đường EMA để mua hoặc bán. Về cơ bản, độ dốc của đường sẽ nói lên quán tính giá hiện tại. Nếu biết cách quan sát và phân tích đường EMA, các cuộc giao dịch của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Mua khi đường EMA dốc lên
Kinh nghiệm “xương máu” của các traders là chỉ mua khi đường EMA trồi lên so với đường giá. Nghĩa là bạn nên mua khi giá giảm gần chạm đường. Ngoài ra, bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ tại vị trí này. Nếu thấy giá bắt đầu giảm, bạn cần hạ lệnh đến điểm hòa vốn.
Bán khi đường EMA dốc xuống
Ngược lại, nếu đường EMA dốc xuống hơn so với đường giá, bạn nên bán ngay lập tức. Giá tăng hướng lên đường EMA là thời điểm bán khống hiệu quả. Lúc này, bạn cần đặt lệnh cắt lỗ tại vị trí đỉnh gần nhất. Nếu closing price (giá đóng cửa) ở mức giá cao hơn, bạn có thể hạ lệnh tới điểm hòa vốn.
Ngưng giao dịch khi EMA nằm ngang
Trên thực tế, không phải lúc nào thị trường cũng có biến động. Trong trường hợp đường EMA nằm ngang hoặc không dịch chuyển, bạn nên ngừng giao dịch ngay. Đặc biệt, bạn không nên giao dịch trên thị trường sideway.
Kết hợp với các chỉ báo và mô hình khác
Dù EMA mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, nhưng con dao nào cũng có hai lưỡi. Nguyên tắc mua bán theo độ dốc của EMA không phải lúc nào hiệu quả và chính xác. Vì vậy, bạn nên lường trước các trường hợp sai số nhất định. Bạn có thể kết hợp cùng lúc việc quan sát đường EMA, mô hình giao dịch và các chỉ báo khác để giao dịch chính xác hơn.
Tận dụng đường EMA khi tham gia các cuộc giao dịch là giải pháp hữu hiệu giúp traders tiếp cận gần hơn với xu hướng về giá. Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về EMA và tính năng của chúng. Chúc bạn thành công với các giao dịch sắp tới!
Những câu hỏi thường gặp
Đường EMA có những khung thời gian nào?
Có 3 khung thời gian chủ đạo khi vận dùng đường EMA bạn cần lưu ý, là: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó, 2 khung thời gian phổ biến và được trải nghiệm nhiều nhất là: ngắn hạn và dài hạn.
Cần làm gì khi đường EMA nằm ngang?
Đường EMA nằm ngang đồng nghĩa với việc thị trường đang không có xu hướng. Trong trường hợp này, bạn nên ngừng giao dịch ngay lập tức.
Điểm mạnh của đường EMA là gì?
- Tập trung chủ yếu vào giá trong những ngày gần.
- Lưu trữ dữ liệu giao dịch trong một chu kỳ nhất định.
Chỉ số dài hạn trên EMA được biểu thị như thế nào?
Đối với khung thời gian dài hạn, EMA sẽ được biểu thị bằng các chỉ số được thiết lập sẵn như: EMA50, EMA100, EMA200.