Trong thị trường crypto, phân tích kỹ thuật là một hoạt động không thể thiếu. Thông qua các chỉ báo cụ thể, nhà đầu tư có thể nhận định được chiều hướng phát triển của thị trường. Để hiểu rõ hơn về các chỉ báo khi phân tích kỹ thuật tiền mã hóa, CryptoX100.com sẽ giúp bạn tìm hiểu chỉ số RSI trong coin và cách sử dụng chỉ số RSI qua bài viết dưới đây.
Chỉ số RSI trong coin là gì? Sử dụng chỉ số RSI như thế nào?
Khái niệm chỉ số RSI trong coin
RSI là viết tắt của cụm từ Relative Strength Index (tạm dịch: chỉ số sức mạnh tương đối). Về bản chất, RSI biểu thị sự biến động giá của một đồng coin bất kỳ. Trong quá trình phân tích kỹ thuật khi trade coin, nhà đầu tư sử dụng RSI như một “thước đo” để xác định mức độ thay đổi và xu hướng biến động giá coin trong một khoảng thời gian cụ thể.
Kết quả thu được từ RSI sẽ giúp nhà đầu tư đo lường được động thái của hoạt động mua/bán coin. Khi kết hợp cùng các chỉ báo khác, RSI sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác tổng thể “bức tranh” thị trường coin về biến động giá.
Với sự hỗ trợ của RSI, bạn có thể xây dựng chiến lược đầu tư cho mình. Đồng thời, việc phân tích chỉ báo này còn giúp nhận nhận định được độ lớn và vận tốc của các biến động giá. Về bản chất, RSI sẽ được biểu thị ở dạng đồ thị và dao động theo giá trị từ 0 – 100.
Chỉ số RSI lần đầu được biết đến vào năm 1978 bởi J. Welles Wilder qua tác phẩm mang tên: “Khái niệm mới trong hệ thống giao dịch kỹ thuật”.
Một số đặc tính của chỉ số RSI
RSI 14
Theo mặc định, RSI sẽ được lấy theo chỉ số 14. Lý do vì kết quả RSI thường dựa trên giá đóng cửa của 14 phiên gần nhất. Tùy theo loại hình, người dùng có thể lựa chọn 14 giờ hoặc 14 ngày. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi chỉ số này theo nhu cầu của mình, như: RSI 21 hay RSI 7.
Cách tính RSI
RSI được tính bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm trong một khoảng thời gian cụ thể. Bạn có thể sử dụng các hệ thống biểu đồ như Tradingview để tính toán và áp dụng chỉ số RSI tự động.
RSI = 100 – 100/(1 + RS)
Trong đó:
RS = ∑(Giá tăng)/∑(Giá giảm) – Trung bình giá tăng/Trung bình giá giảm
Vùng dao động
Sau quá trình tính toán, chỉ số RSI sẽ dao động trong phạm vi từ 0 – 100. Dựa vào kết quả của chỉ số RSI trong phạm vi này, người ta sẽ định lượng cũng như xác định vùng quá mua (Overbought RSI) và vùng quá bán (Oversold RSI). Trong đó:
- RSI < hoặc = 30: Điểm xác định tại vùng quá bán -> Thị trường có dấu hiệu bán quá mức.
- RSI > hoặc = 70: Điểm xác định tại vùng quá mua -> Thị trường có dấu hiệu mua quá nhiều.
- RSI trong phạm vi từ 30 – 70 thường không cố định.
Bạn có thể điều chỉnh những ranh giới này cho phù hợp với tình hình của thị trường và nhu cầu mua bán của mình. Chỉ số này có thể dao động từ 40 – 90 hoặc 10 – 60 theo tình hình uptrend hoặc downtrend của thị trường.
Chi tiết về các tín hiệu của chỉ số RSI
Vùng quá mua (Overbought RSI)
Khi chỉ số nằm ở mức dao động từ 70 – 100 nghĩa là thị trường đang quá mua và chuẩn bị giảm giá. Vùng quá mua xuất hiện khi xu hướng tăng, có khả năng báo hiệu cho sự giảm giá hoặc đảo chiều từ tăng hoặc giảm của thị trường.
Nếu muốn nhận tín hiệu rõ nét hơn, bạn có thể điều chỉnh đường biến vùng quá mua lên 80 – 100. Việc này giúp hạn chế tối đa việc nhiễu tín hiệu quá mua hay mức độ tin cậy thấp.
Vùng quá bán (Oversold RSI)
Nếu thị trường đang quá bán, chỉ số RSI sẽ dao động từ 0 – 30. Thực trạng này thường xảy ra trong xu hướng đang giảm. Vùng quá bán có vai trò báo hiệu thị trường sắp tăng giá hoặc đảo chiều từ giảm sang tăng. Để nhận được tín hiệu mạnh hơn, bạn có thể điều chỉnh đường biên vùng quá bán xuống thành 0 – 20.
Phân kỳ (Divergence)
Bên cạnh vùng quá mua hay quá bán, chỉ số RSI còn giúp người dùng dự đoán xu hướng đảo chiều hoặc hỗ trợ việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự thông qua việc xác định phân kỳ.
Được biết, phân kỳ là xu hướng di chuyển ngược giữa giá và RSI. Đặc tính này được xác định thông qua các chỉ số ở đỉnh và đáy. Một số ví dụ về phân kỳ như sau:
- Khi giá tăng mạng, đỉnh mới sẽ cao hơn đỉnh cũ. Trong khi đó, RSI sẽ cho tín hiệu giảm, đỉnh mới sẽ thấp hơn đỉnh cũ.
- Khi giá giảm, đáy mới sẽ thấp hơn đáy cũ. Trong khi đó, RSI lại tăng tạo đáy mới cao hơn đỉnh cũ.
Cách sử dụng chỉ số RSI trong coin
#1. Nhận định xu hướng trong tương lai
Một trong những tính năng nổi bật nhất của RSI là giúp traders nhận định được xu hướng trong tương lai. Bạn có thể nhận định xu hướng tăng hoặc giảm giá trên thị trường thông qua chỉ số RSI:
- RSI nằm trên ngưỡng 50: Thị trường có xu hướng tăng giá.
- RSI nằm dưới ngưỡng 50: Thị trường có xu hướng giảm giá.
Có thể thấy, ngưỡng 50 được xem như một mức hỗ trợ kháng cự cứng của RSI. Khi RSI vượt ngưỡng 50, thị trường sẽ có xu hướng đảo chiều. Trái lại, Nếu RSI chạm ngưỡng 50 rồi đảo chiều, thị trường sẽ có xu hướng tiếp diễn.
Ảnh trên cho thấy RSI nằm dưới ngưỡng 50 (vùng màu đen) biểu thị thị trường có xu hướng giảm. Ngược lại, khi RSI nằm trên ngưỡng 50 (vùng màu cam), thị trường sẽ có xu hướng tăng.
#2. Giao dịch dựa trên tín hiệu của RSI
Thông qua cách thức giao dịch này, bạn có thể hành động dựa trên tín hiệu của RSI, cụ thể như sau:
- RSI < 30 -> Tín hiệu quá bán -> Nên đặt lệnh “Buy” vì giá có khả năng tăng khi RSI rơi vào vùng quá bán.
- RSI > 70 -> Tín hiệu quá mua -> Đặt lệnh “Sell” vì thị trường có khả năng giảm giá khi RSI rơi vào vùng quá mua.
#3. Xác định tính đảo chiều từ tín hiệu phân kỳ thường
Khi thị trường có xu hướng tăng giá -> Xét đỉnh:
- Xu hướng tăng, đỉnh sau sẽ cao hơn đỉnh trước. Chỉ báo RSI sẽ cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
- Trong trường hợp này, xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng thành giảm.
Khi thị trường có xu hướng giảm giá -> Xét đáy:
- Xu hướng giảm, đáy sau thấp hơn đáy trước. Chỉ báo RSI sẽ cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau cao hơn đáy trước.
- Trong trường hợp này, thị trường sẽ có sự đảo chiều từ giảm thành tăng.
#4. Xác định tính tiếp diễn dựa trên tín hiệu phân kỳ ẩn
Với phân kỳ ẩn, các phương pháp được dùng sẽ trải ngược lại với phân kỳ thường, cụ thể như sau:
Khi xu hướng tăng -> Xét đáy:
- Xu hướng tăng, đáy giá sau cao hơn đáy giá trước. Chỉ số RSI sẽ cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau thấp hơn đáy trước.
- Trong trường hợp này, xu hướng thị trường sẽ tiếp diễn xu hướng tăng hiện tại.
Khi xu hướng giảm -> Xét đỉnh:
- Xu hướng giảm, đỉnh giá sau thấp hơn đỉnh giá trước. Chỉ số RSI sẽ cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
- Trong trường hợp này, xu hướng thị trường sẽ tiếp diễn xu hướng giảm hiện tại.
#5. Cách đặt lệnh Buy hoặc Sell qua đường xu hướng
Điểm đặc trưng của RSI là có khả năng di chuyển theo xu hướng. So với đường xu hướng trên giá, vẽ đường xu hướng dựa trên chỉ số RSI giúp nhà đầu tư sớm nhận được tín hiệu Buy hoặc Sell sớm hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, bạn vẫn phải vẽ đường xu hướng trên giá trước. Sau đó, bạn chỉ cần đối chiếu đường xu hướng xuống RSI để vẽ được đường xu hướng trên RSI.
Khi chỉ số RSI break đường xu hướng trên RSI, bạn sẽ xác định được việc đặt lệnh Buy hay Sell. Có thể nói, đây là giải pháp giúp nhà đầu tư đặt lệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hạn chế của giải pháp này là nhà đầu tư cần dành nhiều thời gian tập luyện để vẽ đường xu hướng chuẩn hơn.
- Xu hướng tăng, bạn cần vẽ đường xu hướng qua các đáy: Khi Break out đường xu hướng trên chỉ báo RSI, bạn sẽ có tín hiệu đặt lệnh Sell/Short trên RSI sớm hơn đường xu hướng giá.
- Xu hướng tăng, bạn cần vẽ đường xu hướng qua các đỉnh. Nếu Break out đường xu hướng trên chỉ báo RSI, bạn sẽ nhận thấy tín hiệu cho việc Buy/Long trên RSI sớm hơn đường xu hướng giá.
#6. Cách dùng khung đa thời gian
Giải pháp này sẽ giúp bạn nhận định xu hướng trong một khung lớn hơn và tìm điểm vào lệnh ở khung nhỏ. Với khung đa thời gian, bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn về biến động của một đồng coin.
Bên cạnh đó, bạn sẽ biết được xu hướng dài hạn, hạn chế thực trạng ngược xu hướng. Đối với khung nhỏ, bạn sẽ xác định được entry “xịn” cũng như kịp thời phản ứng với biến động từ thị trường.
Nếu giao dịch trên khung thời gian H4, bạn cần vào khung D để xác định xu hướng. Theo đó, nếu giao dịch ở khung H1, bạn sẽ xác định xu hướng tại khung H4.
Ví dụ:
Tại khung D, đường RSI xuất hiện tín hiệu phân kỳ cho thấy xu hướng giá đảo chiều từ giảm thành tăng. Trong trường hợp này, bạn không nên vào lệnh Buy ngay. Lý do vì khung D có biên độ dao động khá cao. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các phương pháp khác, như: hỗ trợ, mô hình nến đảo chiều, trendline,…, để tối ưu hóa lợi nhuận và khắc phục tình trạng thua lỗ.
- Tại khung D, BTC xuất hiện tín hiệu phân kỳ đảo chiều trên chỉ báo RSI, nhà đầu tư có thể vào khung H4 tìm vị trí đẹp để đặt lệnh Buy.
- Tại khung H4, nhà đầu tư nhận thấy giá đã tăng ở mức khá cao. Đồng thời, chỉ báo RSI sắp tiến vào vùng quá mua. Tại vị trí này, bạn có khả năng sẽ “đu đỉnh”. Vậy nên, bạn có thể dành thời gian theo dõi và vẽ đường hỗ trợ cho BTC và chờ hồi.
- Khi BTC hồi về và chạm đến đường hỗ trợ, chỉ báo RSI cũng tiến vào vùng quá bán. Bạn có thể đặt lệnh Buy ở vị trí này.
- Kết quả cuối cùng là vị trí bạn mua được sẽ thấp hơn 5% so với giá ban đầu và lợi nhuận đạt được là 30%. Bên cạnh đó, vị trí Buy của bạn sẽ hạn chế việc bị quét Stop Loss hơn so với vị trí ở khu D.
Chỉ số RSI đóng vai trò quan trọng trong quy trình phân tích kỹ thuật tiền mã hóa. Dựa trên chỉ số này, bạn có thể nhận định được xu hướng tăng hoặc giảm của đồng coin trong tương lai. Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn đã hiểu chỉ số RSI là gì trong coin và cách sử dụng chỉ số RSI. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Phân kỳ RSI phù hợp với thị trường nào?
Thông thường, các phân kỳ RSI sẽ phù hợp với các thị trường có biến động ít. Đây là thị trường có chuyển động đi ngang hoặc xu hướng tăng giảm không rõ ràng.
Có nên kết hợp chỉ số RSI với các chỉ báo khác không?
Tất nhiên là có! Tốt nhất bạn nên kết hợp chỉ số RSI với các chỉ báo khác để có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường.
Khi nào phân kỳ RSI chính xác hơn?
Phân kỳ RSI sẽ chính xác khi một trong hai đáy hoặc đỉnh phân kỳ thuộc vùng quá bán hoặc quá mua.
Có nên dùng tín hiệu vùng quá bán hoặc quá mua để giao dịch không?
Câu trả lời là “Không!”. Trên thực tế, RSI di chuyển trong vùng quá mua hoặc quá bán một khoảng thời gian trước khi đảo chiều.