Khi muốn định giá cổ phiếu hoặc một đồng coin, các nhà đầu tư thường lựa chọn chỉ số PEG. Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích tài chính hiệu quả. Trước sự biến động giá khó lường như hiện nay, chỉ số PEG ngày càng đóng vai trò quan trọng. Vậy thực chất chỉ số PEG là gì? Đồng coin bị mất PEG sẽ ra sao? Hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu chi tiết về chỉ số PEG qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu chi tiết về chỉ số PEG
Chỉ số PEG là gì?
Chỉ số PEG là viết tắt của cụm từ “Price/Earning to Growth”. Chỉ số này được biết đến như một thước đo giúp định giá cổ phiếu hoặc một đồng coin. Các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số PEG để phân tích, đánh giá về hoạt động của dự án và rủi ro trong quá trình giao dịch tiền mã hóa.
Về lý thuyết, khi giá trị của chỉ số PEG bằng 1 sẽ biểu thị mối tương quan hoàn hảo giữa giá trị thị trường cũng như mức độ tăng trưởng về thu nhập của một dự án hoặc công ty.
Khi phân tích PEG, bạn cần tìm hiểu về cách thức tính toán của chỉ số này. Đồng thời, bạn có thể đưa ra một ví dụ về cách PEG được sử dụng. Biết cách sử dụng PEG hiệu quả sẽ giúp bạn đưa ra một kết quả chuẩn xác nhất.
Làm thế nào tính chỉ số PEG?
Chỉ số PEG được tính theo công thức sau:
PEG = P/E : Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G)
Trong đó:
- G: Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS được dự kiến trong tương lai.
- P/E: Chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá của thị trường và các thu nhập trên mỗi loại cổ phiếu.
Ví dụ: Dự án X có chỉ số P/E là 12, tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS dự kiến trong tương lai là khoảng 15%. Vậy, chỉ số PEG của dự án là: 12/15 = 0,8.
Tựu trung, để tính toán chỉ số PEG, bạn cần xác định 2 yếu tố là: P/E và G.
Chỉ số P/E
P/E là viết tắt của cụm từ “Price to Earning Ratio”. Chỉ số này được dùng để nhận định mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu hoặc đồng coin và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
Thông qua chỉ số P/E, nhà đầu tư có thể xác định mức giá mà họ sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu hoặc coin. Hay, số tiền nhà đầu tư có thể trả cho cổ phiếu hoặc coin của một doanh nghiệp/dự án dựa trên thu nhập của doanh nghiệp/dự án đó.
G (tốc độ tăng trưởng)
Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng G không được xác định bằng một công thức cụ thể. Vì vậy, nhà đầu tư không thể nhận định chính xác chỉ số này. Thậm chí, người đứng đầu dự án cũng rất khó khẳng định đồng coin của mình sẽ tăng trưởng bao nhiêu phần trăm trong vài năm tới.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dự đoán chỉ số G bằng một trong hai cách thức:
- Dựa trên Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng (EPS).
- Dựa trên kế hoạch kinh doanh của người lãnh đạo, báo cao phân tích các CTCK
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng (EPS)
Nhà đầu tư có thể dựa vào số liệu lợi nhuận ròng trước đây để tính tốc độ tăng trưởng bình quân trong quá khứ. Sau đó, số liệu này sẽ được điều chỉnh về mức hợp lý cho kết quả ở tương lai.
Thông thường, việc điều chỉnh sẽ dựa trên các yếu tố, như: đặc điểm của dự án, tiềm năng tăng trưởng của đồng coin, ưu thế cạnh tranh, chu kỳ kinh tế,… Khoảng thời gian tối ưu để tính toán dữ liệu dao động từ 3 – 5 năm hoặc dựa trên chu kỳ vận hành của dự án. Giải pháp này giúp hạn chế các biến động trong thời gian ngắn khiến EPS tăng hoặc giảm đột ngột.
Kế hoạch kinh doanh của ban lãnh đạo, báo cáo phân tích của các CTCK
Với giải pháp này, bạn có thể sử dụng chỉ số EPS của ban lãnh đạo đề ra trong kế hoạch kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể ước tính một con số cụ thể về chỉ số EPS trong các báo cáo phân tích của CTCK. Sau đó, bạn chỉ cần điều chỉnh và tính toán để cho ra tốc độ tăng trưởng G phù hợp trong tương lai.
Chỉ số PEG có ý nghĩa như thế nào?
PEG < 1
Khi chỉ số PEG < 1 nghĩa là đồng coin đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường. Trong trường hợp này, nhà đầu tư nên tích cực “rót” vốn đầu tư. Đây chính là cơ hội tuyệt vời giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận khủng vì đồng coin có tốc độ tăng trưởng cao. Thế nên, chỉ số PEG càng thấp, bạn càng có nhiều cơ hội kiếm lời.
PEG = 1
Khi PEG = 1 đồng nghĩa với việc P/E bằng G. Lúc này thị trường hiện đang định giá đồng coin với tỷ lệ tương đương với tốc độ tăng trưởng. Đối với trường hợp này, các nhà đầu tư nên trong trạng thái “bế quan tỏa cảng”, chờ đợi thời cơ thích hợp hơn để mua hoặc bán coin.
Trên thực tế, trường hợp PEG = 1 rất ít khi xảy ra. Lý do vì thị trường cryptocurrency luôn biến động không ngừng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tâm lý nhà đầu tư, tin tức thị trường, biến động kinh tế, xã hội,…
PEG > 1
Khi giá trị coin được định giá cao hơn giá trị thực tế của thị trường là lúc chỉ số PEG > 1. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường đang đặt kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng của đồng coin cao hơn mức giá mà chúng được công bố.
Những đồng coin tăng trưởng thường có chỉ số PEG > 1. Vì những người chơi sẵn lòng “xuống tiền” nhiều hơn với kỳ vọng là tốc độ tăng trưởng của đồng coin ấy sẽ tăng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, PEG > 1 là do thu nhập của đồng coin thấp dù giá coin vẫn ổn định. Lúc này, nhà đầu tư nên cân nhắc khi “rót” vốn vào những đồng coin này.
Ưu điểm và hạn chế của chỉ số PEG
Ưu điểm
- Để tính chỉ số PEG, nhà đầu tư chỉ cần vận dụng vài bước tính toán đơn giản, phù hợp với những “newbie” vừa dấn thân vào thị trường tiền mã hóa.
- PEG mang lại kết quả gần như chính xác, phản ánh được nhiều phương diện của một dự án.
- PEG được xem là một “thước đo” tâm lý thị trường hiệu quả, xác định giá trị thực của đồng coin tương đối đúng.
Hạn chế
- Không thể sử dụng PEG trong trường hợp dự án có dấu hiệu kém hiệu quả hoặc xảy ra thua lỗ.
- Chỉ số EPS thiếu chính xác nếu nhà đầu tư bỏ qua việc đánh giá lợi nhuận của dự án.
Sử dụng chỉ số PEG cần chú ý những gì?
- Không nên sử dụng chỉ số PEG một cách độc lập mà phải kết hợp với nhiều chỉ số khác nhau. Việc này giúp traders nhận định rõ ràng và chính xác hơn về dự án trên nhiều phương diện khác nhau.
- Việc tính toán chỉ số PEG thường dựa trên dự đoán về tốc độ tăng trưởng của đồng coin. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng là một nhân tố rất dễ biến động.
- Tính chỉ số PEG với mức độ tăng trưởng cần được phân tích trong dài hạn, từ khoảng 3 – 5 năm.
- Cần thận trọng với những đồng coin có chỉ số G quá cao.
Đầu tư crypto sẽ giúp bạn kiếm lợi nhuận khủng trong thời gian ngắn, nhưng kèm theo đó là những rủi ro, thậm chí là thua lỗ nghiêm trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu các chỉ số giúp đo lường, đánh giá sự biến động của coin, cụ thể là chỉ số PEG, rất quan trọng đối với kết quả đầu tư của bạn.
Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về PEG cũng như tầm quan trọng của chỉ số này trong tradecoin. Chúc bạn thành công với các quyết định đầu tư của mình!
Những câu hỏi thường gặp
Chỉ số PEG âm có ý nghĩa gì?
PEG âm nghĩa là tỷ lệ P/E âm hoặc tốc độ tăng trưởng thu nhập âm. Dù là trường hợp nào thì kết quả vẫn chỉ rõ sự thua lỗ hoặc thiếu hiệu quả của một doanh nghiệp hoặc dự án.
Chỉ số PEG cao hay thấp tốt hơn?
Thông thường, chỉ số PEG thấp là một dấu hiệu tốt để các nhà đầu tư “rót” vốn. Đặc biệt, lúc PEG < 1, giá coin hiện tại thấp hơn định giá thực của thị trường, lúc này nhà đầu tư nên mua để có cơ hội kiếm lợi nhuận trong tương lai.
Có nên sử dụng chỉ số PEG độc lập không?
Tất nhiên là không! Trên thực tế, mọi chỉ báo đều mang tính chất tương đối. Và PEG cũng vậy. Thế nên, để đánh giá chính xác về một dự án, đồng coin, bạn cần kết hợp nhiều chỉ số với nhau.
Yếu tố nào ảnh hướng đến chỉ số G?
Một số yếu tố cần lưu ý khi tính toán chỉ số G là:
- Sự thay đổi và ổn định của các yếu tố tài chính, như: biên lợi nhuận gộp, chỉ số ROE.
- Lợi thế cạnh tranh, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc dự án.
- Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc dự án.
- …