Biểu đồ nến là một trong những công cụ quan trọng giúp các traders đánh giá và phân tích thông tin của tiền mã hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng quen thuộc với các biểu đồ nến, nhất là các nhà đầu tư “chân ướt chân ráo” mới bước vào “nghề”. Trong bài viết hôm nay, CryptoX100.com sẽ hướng dẫn bạn cách đọc biểu đồ nến cơ bản trong trade coin một cách hiệu quả nhất.
Giới thiệu tổng quan về biểu đồ nến trong trade coin
Biểu đồ nến là gì?
Biểu đồ nến (Candlestick chart) là công cụ hữu hiệu được nhà đầu tư sử dụng để vẽ và phân tích các mẫu giá. Mỗi biểu đồ sẽ hiển thị những thông tin cụ thể, như: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất. Tùy thuộc vào các khoảng thời gian, biểu đồ sẽ cập nhật giá trị khác nhau.
Đối với các nhà đầu tư, biểu đồ nền đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán xu thế về giá trong tương lai. Từ biểu đồ, người dùng có thể đo lường, phân tích xu hướng hoặc tâm lý thị trường để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Biểu đồ nến được áp dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực trade coin. Bạn có thể tìm thấy các biểu đồ này tại các sàn giao dịch tiền mã hóa, chứng khoán, cổ phiếu,…
So với các loại biểu đồ khác như: biểu đồ đường (Line chart), biểu đồ thanh (Bar chart), biểu đồ nến cung cấp thông tin đầy đủ và khả thi nhất. Bên cạnh đó, thông tin trên biểu đồ nến được hiển thị một cách trực quan, dễ nhìn, dễ đọc và dễ hiểu.
Biểu đồ nến và lịch sử hình thành
Biểu đồ nến chính thức được biết đến vào những năm 1700 do Monehisa Homma – một nhà buôn gạo người Nhật phát minh. Xét về “tuổi thọ”, biểu đồ nến có trước biểu đồ thanh, biểu đồ điểm và hình (do phương Tây phát minh) tận 100 năm.
Sau nhiều thập kỷ, biểu đồ nến của Homma được tinh chỉnh nhiều lần để cải thiện mức độ chính xác. Một trong những chỉnh sửa biểu đồ nền lỗi lạc nhất có thể kể đến Charles Dow – “cha đẻ” của lĩnh vực phân tích kỹ thuật.
Sau đó, biểu đồ nến đã được biết đến nhiều hơn qua bài nghiên cứu của một người gốc châu Âu tên Steve Nison. Đến hiện tại, biểu đồ nến đã trở thành nhân tố không thể thiếu trong các lĩnh vực liên quan đến phân tích giá.
Cách thức hoạt động của biểu đồ nến
Mỗi hình nến được cấu thành từ các tập dữ liệu hoặc điểm giá sau, bao gồm:
- Mở (Open): Giá giao dịch được ghi lại đầu tiên của coin trong khung thời gian cụ thể.
- Cao (High): Giá giao dịch cao nhất được ghi lại của một coin trong khung thời gian cụ thể.
- Thấp (Low): Giá giao dịch thấp nhất được ghi lại của một coin trong khung thời gian cụ thể.
- Đóng (Close): Giá giao dịch được ghi lại cuối cùng của một coin trong khung thời gian cụ thể.
Thông thường, những dữ liệu này được gọi là các giá trị OHLC (OHLC value). Mối tương quan giữa chúng ảnh hưởng ít nhiều đến sự xuất hiện của các biểu đồ nến.
Ngoài ra, khoảng cách giữa các điểm giá mở và đóng được gọi là phần thân. Khoảng cách giữa phần thân và các điểm cao/thấp được gọi là bấc hoặc bóng. Trong đó, phạm vi sẽ được tính bằng hiệu của điểm cao nhất và điểm thấp nhất.
So với các biểu đồ thanh, biểu đồ nến có lợi thế về độ trực quan, dễ hình dung và phân tích. Hơn hết, biểu đồ thanh khá hạn chế về việc biểu thị hướng di chuyển của giá. Trong khi đó, biểu giá nến lại hình dung rất rõ yếu tố này.
Cách đọc biểu đồ nến cơ bản trong trade coin
“Bật mí bí mật” của chân nến
Trên thực tế, chân biểu đồ nến không chỉ biểu thị chuyển động về giá theo thời gian mà còn “tiết lộ” nhiều thông tin hơn thế. Những traders lâu năm thường tìm kiếm các biểu đồ nến phù hợp giúp họ đánh giá tâm lý và xu hướng mới của thị trường.
- Bấc dài ở dưới cùng của biểu đồ nền: Các nhà giao dịch đang có xu hướng mua một coin khi giá đang giảm -> chỉ báo tốt rằng coin đang tăng.
- Bấc dài trên đỉnh của biểu đồ nến: Các nhà giao dịch đang tìm cách chốt lời -> báo hiệu một đợt bán tháo lớn trong tương lai gần.
- Thân nến chiếm gần như toàn bộ cây nến + bấc rất ngắn: Xu hướng tăng giá mạnh (trên nến xanh) hoặc giảm giá mạnh (trên nến đỏ).
Cách đọc biểu đồ nến cơ bản
Trên biểu đồ, mỗi cây nến sẽ biểu thị mức độ giao động giá khác nhau trên các phiên giao dịch. Thông thường, một cây nến được cấu tạo bởi hai phần, bao gồm: thân nến và bấc nến. Ngoài ra, màu sắc cũng là nhân tố đáng chú ý khi xem biểu đồ nến. Trong các phiên giao dịch, nến được biểu thị qua hai màu sắc là xanh và đỏ, biểu thị độ tương quan giữa giá đóng/giá mở. Cụ thể như sau:
- Nến màu xanh: Phiên giao dịch có xu hướng tăng giá.
- Nến màu đỏ: Phiên giao dịch có xu hướng giảm giá.
Bên cạnh đó, sức mua và bán tỷ lệ thuận với độ dài của thân nến. Nghĩa là tỷ lệ mua/bán càng mạnh, thân nến càng dài và ngược lại. Để đánh giá thị trường có đang sôi nổi hay không, các nhà đầu tư thường xem xét độ dài của nến.
- Nếu nến tăng (màu xanh): Giá đóng cửa > Giá mở cửa.
- Nếu nến giảm (màu đỏ): Giá đóng cửa < Giá mở cửa.
Những đường kẻ phía trên và dưới giá đóng/mở cửa được gọi là bóng hoặc bấc nến. Chúng có khả năng biểu thị những biến động giá trong ngày. Trong quá trình phân tích biểu đồ nến, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường. Nếu biểu đồ nến thể hiện “cuộc chiến giành vị thế” giữa người mua/ người bán, việc phân tích biểu đồ sẽ là “cuộc chạy đua” của các nhà đầu tư.
Phương pháp đọc biểu đồ nến đơn giản
- Nếu màu xanh dài: Người mua đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch.
- Nếu màu đỏ dài: Người bán đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch.
- Thân nến ngắn + không có bấc: Không bên nào chiếm ưu thế, giá không quá biến đổi.
- Bấc nến phía trên dài: Người mua chiếm ưu thế lúc đầu nhưng cuối phiên đã bị người bán chiếm ưu thế.
- Bấc nến phía dưới dài: Người bán chiếm ưu thế lúc đầu nhưng cuối phiên đã bị người mua chiếm ưu thế.
- Bấc phía trên và dưới dài + thân nến nhỏ: Cả hai phía người bán và người mua đều chiếm ưu thế.
Tìm hiểu về cách đọc biểu đồ nến cơ bản trong trade coin là một giải pháp hữu hiệu giúp bạn xác định tâm lý và xu hướng thị trường. Từ đó, bạn có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả hơn. CryptoX100.com hy vọng bài viết trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích dành cho bạn.
Những câu hỏi thường gặp
Có thể xem biểu đồ nến ở đâu?
Có bao nhiêu đồ thị phổ biến trong trading?
Trong trading có 3 đồ thị phổ biến, bao gồm:
- Đồ thị đường (Line chart).
- Đồ thị thanh (Bar chart).
- Đồ thị nến (Candlestick chart).
Có những loại nến cơ bản nào trong biểu đồ nến?
Một số loại nến cơ bản có thể kể đến trong biểu đồ nến là: nến Marubozu, nến spinning top, nến method formation, nến bearish engulfing & bullish engulfing, nến hammer và hangingman, nến inverted hammer và shooting star, nến doji.
Thời gian của một phiên giao dịch xác định như thế nào?
Thông thường, khung thời gian của một phiên giao dịch sẽ tùy thuộc vào từng thời điểm mà nhà đầu tư chọn, đó có thể là 5 phút, 10 phút, 30 phút, 1 ngày, 1 tháng,… Trong đó, khung thời gian phổ biến nhất được các nhà đầu tư lựa chọn là khung hằng ngày. Khung giờ này giúp các nhà đầu tư xác định được giá mở cửa/đóng cửa/cao nhất/thấp nhất.