Bước vào thị trường Crypto, nếu không có cái nhìn tổng quan cũng như kinh nghiệm trong việc đầu tư, chiến lược xử lý tình huống, bạn rất dễ bị ‘’sập bẫy’’ của các tổ chức tài chính, các TraderLà ý nói đến những người tham gia giao dịch trong thị trường crypto. chuyên nghiệp. Đó là lý do mà Bull Trap và Bear Trap thường xảy ra trên thị trường. Để hiểu chi tiết hơn về mô hình Bull Trap và Bear Trap cũng như cách hạn chế rủi ro đầu khi đầu tư, bạn nhất định phải dừng lại và khám phá thông tin mà CryptoX100.com chia sẻ bên dưới đây!
Bull Trap và Bear Trap là gì?
Giới thiệu về Bull Trap
Bull Trap được biết đến là bẫy tăng giá. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong thị trường tài chính, chứng khoán nhằm ám chỉ một tín hiệu giao dịch có tính chất đánh lừa các nhà đầu tư về sự đảo chiều của thị trường và cổ phiếu, giá sẽ tăng sau một chu kỳ giảm giá.
Thực chất, đây là một sự sai lệch của tín hiệu về xu hướng đảo chiều sắp xảy ra trong thị trường tài chính. Bull Trap tạo nên một đâu hiệu giả khiến các Trader nhầm tưởng rằng xu hướng giảm của tài sản sắp chấm dứt và giá sẽ tăng. Nhưng trên thực tế, giá vẫn tiếp tục giảm xuống, stop loss bị quét sạch khiến các Trader lao đao, không đặt stop loss sẽ bị cháy tài khoản một cách dễ dàng. Điều này đã gây nên sự nhiễu loạn cực cao về giá trị tài sản.
Hiểu đơn giản, tình huống mà Bull Trap đặt ra là khi thị trường đang trong xu hướng đi xuống nhưng giá lại có hành động bức phá ‘’giả’’ đi lên. Sự bứt phá ở đây được hiểu là mức giá vượt qua các ngưỡng kháng cự chính. Điều này khiến nhiều người đầu tư tưởng rằng giá đã đảo chiều: từ xu hướng giảm sang tăng lên. Nhưng không lâu sau đó, mức giá nhanh chóng đi xuống, trở lại xu hướng cũ, thường là một ‘’cú sập mạnh’’.
Ngưỡng kháng cự (Resistance) là ngưỡng mà giá có xu hướng bị bật xuống khi chúng tăng tới mức đó.
Bull Trap còn là một sự cảnh báo về cái ‘’bẫy’’ có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng cho thị trường giao dịch. Do đó, Bull Trap luôn là vấn đề quan trọng mà các nhà giao dịch, đầu tư cần phải lưu tâm mạnh mẽ khi giao dịch sau một cuộc bứt phá giá đột biến hay sự đảo chiều thần tốc về giá trị tài sản, đừng để những ham muốn nhất thời khiến bạn rơi vào bẫy của Bull Trap
Giới thiệu về Bear Trap
Trái ngược với Bull Trap, Bear Trap là bẫy giảm giá. Hiểu đơn giản, đây là sự giảm giá mạnh xảy ra trong giai đoạn Uptrend (xu hướng thị trường tăng giá). Khi đó, Bear Trap sẽ phá vỡ những vùng mức giá hỗ trợ để nhanh chóng đảo chiều tăng giá, thúc đẩy các Trader không thể bỏ lỡ việc đặt lệnh ShortVị thế khi giao dịch margin/futures, hàm ý chỉ sự kỳ vọng giá sẽ giảm. thông qua giao dịch Margin TradingLà một từ tiếng anh có nghĩa là giao dịch, hay mua bán. (ký quỹ). Vì khi đó, các nhà đầu tư nhận thấy được mức giá hỗ trợ quan trọng đã bị phá, sẽ không còn cơ hội nào tốt hơn lúc này để đặt lệnh.
Tuy nhiên, đó chỉ là sự suy đoán của các Trader. Còn mức giá đã có chiều hướng tăng trở lại một cách chóng mặt khiến nhà đầu tư đặt lệnh Short Position bị cháy tài khoản.
Đánh giá tâm lý thị trường và Trader sau ‘’bẫy giá’’
Đối với Bear Trap
Sau khi mức giá đảo chiều đi xuống, các Trader cũng theo xu hướng vì không muốn bỏ lỡ cơ hội tốt, mức giá hời khi trend mới hình thành. Họ cho rằng: đây là mức giá ‘’hời’’ mà nhất định họ phải đặt lệnh bán ra để đón đầu xu hướng.
Mặc khác, nhiều người có tâm lý chờ đợi đến cơ hội này để bứt phá nên không thể kiềm chế. Khi đã vào lệnh bán, Trader không chỉ hy vọng mà còn mong muốn thị trường sẽ diễn biến theo ý muốn của họ. Chính điều này đã khiến họ tự suy diễn, thu thập thêm các thông tin ủng hộ xu hướng giá đi xuống này.
Một điều nguy hiểm hơn là khi niềm tin ngày càng vững chắc, đặc biệt khi được củng cố thêm bằng một vài phiên tăng giá đã khiến các Trader càng kích thích thêm động lực để họ mua. Đúng lúc này giá sập mạnh bất ngờ, thị trường quay đầu, trở về xu hướng tăng lên. Các Trader chính thức dính ‘’bẫy’’ Bear Trap, một ‘’cú sốc’’ không kịp đỡ.
Tuy nhiên, Bear Trap trong thị trường chứng khoán không gây lỗ trực tiếp cho nhà đầu tư nhưng làm giảm lợi nhuận và lỡ mất cơ hội duy trì. Vì sau đó, nhà đầu tư có thể phải mua lại với giá cao hơn nếu muốn tiếp tục nắm giữ hàng hóa đó. Ngoài ra, Bear Trap có thể đẩy chi phí giao dịch của Trader tăng nhanh chóng.
Đối với Bull Trap
Khi mức giá đi lên và bắt đầu chạm ngưỡng kháng cự, hai khả năng sẽ xảy ra:
- Giá quay đầu.
- Giá phá vỡ ngưỡng và bật lên.
Đứng trước điều này, các Trader sẽ có suy nghĩ rằng giá sẽ Breakout và đảo chiều tăng lên nên đã vào lệnh mua bằng mọi giá để đón đầu xu hướng. Một số người đầu tư còn lại sẽ kỳ vọng giá Pullback trở lại trước khi tăng lên nên đã đặt lệnh giới hạn mua làm cho đà tăng giá giảm đi.
Giai đoạn giằng co này diễn ra, khi giá giảm một ít, các Trader vào lệnh mua bắt đầu lo lắng, hoảng loạn còn một số đóng vị thế để hạn chế lỗ khiến giá tiếp tục đi xuống. Khi giá quét stop loss của các Trader, họ bắt đầu bán tháo ra, khiến giá đẩy xuống thấp. Và sau đó là kết quả của Bull Trap.
Đồng thời, xu hướng giảm mạnh thường khiến nhiều Trader đứng ngoài thị tường có sự tiếc nuối vì không nhập cuộc sớm hơn. Đặc biệt, đây là tâm lý của hầu hết những người thiếu kinh nghiệm, mới tham gia đầu tư.
Khi giá bắt đầu vượt ngưỡng và tăng lên mạnh mẽ, xu hướng giảm giá bắt đầu ‘’kiệt sức’’. Tín hiệu này phần nào thỏa mãn được tâm lý của Trader, họ nhanh chóng vào cuộc để bù lại phần lợi nhuận đã bỏ lỡ. Lợi dụng tâm lý này, một cái bẫy giăng sẵn từ các Trader chuyên nghiệp đã được tạo ra. Những Trader còn non kinh nghiệm sẽ đồng loạt vào lệnh mua, đẩy mức giá tăng lên thì các Trader lâu năm đã chờ sẵn để bán ra với giá cao hơn. Lượng bán ra quá lớn khiến giá quay đầu giảm xuống. Lúc này, các Trader thiếu chuyên nghiệp bắt đầu đóng vị thế, làm giá giảm xuống sâu hơn.
Làm thế nào để nhận biết Bull Trap và Bear Trap?
“Trợ thủ” nào hỗ trợ nhận biết được: sự phá vỡ là bẫy giá hay chỉ là một tín hiệu Breakout tốt để các Trader có thể tận dụng cơ hội mang về các khoản lợi nhuận hoặc phòng tránh rủi ro? Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật, hỗ trợ các nhà giao dịch nhận biết hiện tượng này như Fibonacci, các chỉ báo MACD, RSI và Price Action.
2 bước chung để nhận biết rõ về sự phá vỡ có phải là bẫy giá hay Breakout thật:
- Bước 1: Xác định những vùng giá quan trọng, ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ.
- Bước 2: Khi giá bắt đầu có hướng phá vỡ ngưỡng kháng cự/ hỗ trợ, các Trader nên sử dụng những công cụ nhận diện để xác định giá có đảo chiều hay không.
Lưu ý: Giá có thể phá ngưỡng và quay đầu về vị trí cũ trong cùng một phiên giao dịch. Nhưng cũng có thể phá vỡ ngưỡng sau đó một phiên rồi mới quay trở lại.
Công cụ Fibonacci
Đây là một trong những công cụ nổi bật về việc hỗ trợ nhận diện bẫy giá. Khi mức giá phá ngưỡng kháng cự/ hỗ trợ thì tín hiệu Breakout này được hiểu là Bull Trap. Ngược lại, giá dừng lại tại một trong các tỷ lệ quan trọng của Fibonacci sẽ là Bear Trap.
Ví dụ nhận diện Bear Trap trên Fibonacci
Giá phá vỡ đường hỗ trợ, giảm mạnh sẽ càng củng cố thêm lòng tin cho các Trader rằng giá sẽ Breakout và đảo chiều giảm. Tuy nhiên, sau khi phá vỡ, giá chỉ dừng lại ở mức Fibonacci 0.382 và quay ngược lên. Khi giá dừng lại ở một tỷ lệ quan trọng của công cụ và quay đầu, chứng tỏ xu hướng tăng ban đầu vẫn còn rất mạnh. Như vậy, khả năng đảo chiều rất khó xảy ra và tín hiệu phá vỡ này là giả. Đây là Bear Trap.
Ví dụ nhận diện Bull Trap bằng Fibonacci
Giá phá vỡ Trendline với một đoạn tăng mạnh, xu hướng Downtrend phía trước có độ dốc lớn và kéo dài một khoảng thời gian khá lâu. Những điều này đã củng cố thêm lòng tin để các Trader nhanh chóng vào lệnh mua với kỳ vọng xu hướng giảm đã kiệt quệ, thị trường sẽ đảo chiều tăng. Tuy nhiên, khi giá tăng lên liền có dấu hiệu chững lại và dừng ngay tỷ lệ 0.5 quan trọng của Fibonacci. Dự báo giá sẽ hồi lại sau đợt tăng này. Do đó, đây là một bẫy Bull Trap, không phải tín hiệu đảo chiều tăng.
Các chỉ báo MACD, RSI
Ở đây, CryptoX100.com sẽ giới thiệu đến bạn về chỉ báo MACD. Giá phá vỡ đường xu hướng đóng vai trò là mức hỗ trợ, dự báo khả năng thị trường đảo chiều giảm giá. Tuy nhiên, lúc này lại xuất hiện một tín hiệu hội tụ giữa giá và đường MACD. Đồng thời, một cây nến đã tăng mạnh, có chiều dài lớn hơn cả cây nến phá vỡ giảm ở phía trước. Điều này thể hiện khả năng đảo chiều sẽ khó xảy ra, Trader xác định có thể đây là một bẫy Bear Trap để tránh họ vào lệnh bán trong trường hợp này.
Price Action
Khi thị trường phá vỡ các ngưỡng giá quan trọng, các Trader nên xác định hành vi của giá thông qua các mẫu hình nến, mẫu hình giá. Nếu hành động giá phù hợp với sự phá vỡ thì đây là tín hiệu Breakout, nghĩa là thị trường sẽ đảo chiều. Còn ngược lại, đây là bẫy giá Bull Trap/ Bear Trap.
Thị trường trong xu hướng tăng, giá bắt đầu giảm và vượt qua ngưỡng hỗ trợ mạnh. Nếu nôn nóng khi thấy giá vụt mạnh, bạn liền vào lệnh bán ngay thì rủi ro rất cao. Trường hợp này, hãy chờ đợi cây nến vị trí phá vỡ kết thúc, quan sát cùng một vai phiên giao dịch sau đó. Nến phá vỡ là cây BullishLà trạng thái hoặc thị trường khi giá coin tăng mạnh Pin Bar với đuôi nến khá dài, chứng tỏ lực mua đang tăng khá mạnh mà giá không thể giảm sâu hơn nữa. Đây có thể dự đoán là Bear Trap.
Kinh nghiệm hạn chế sập bẫy Bear Trap và Bull Trap hiệu quả
Kiểm tra số lượng VolumeKhối lượng giao dịch được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. giao dịch trên CoinMarketCap/ CoinGecko
Để có thể đảo ngược giá cần một khối lượng giao dịch khá lớn. Do đó, nếu bạn thấy giá đột ngột tăng hoặc giảm mạnh thì hãy cân nhắc. Bạn kiểm tra xem khối lượng Volume giao dịch, nếu không có sự thay đổi thì khả năng cao ở đây là một cái bẫy giá được giăng ra để đánh lừa bạn.
Tìm kiếm sự phân kỳ của RSI
RSI là chỉ số sức mạnh tương đối. Bẫy giá có thể tìm kiếm thông qua chỉ số này, vì chúng là biểu đồ thể hiện mức độ mạnh hoặc yếu của giá đồng CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng.. Chỉ số RIS thường giao động ở mức 0-100.
- Nếu RIS nằm ở khoảng 0<RSI<25 thì đây được xem là điều kiện bán quá mức.
- Nếu ở mức khoảng 75<RSI<100 thì điều kiện mua quá mức.
Do đó, khi RSI tăng thì giá cũng sẽ tăng và ngược lại. Bạn có thể cân nhắc điều này để tránh bị rơi vào các bẫy giá.
Cập nhật các thông tin mới nhất
Thị trường tài chính chứng khoán, tiền mã hóa luôn biến động không ngừng. Tin tức là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị của đồng Crypto, dù tin tốt hay xấu cũng đều tác động đến thị trường. Đặc biệt, nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường rất dễ bị đánh lừa bởi các tin giả mạo hoặc ảnh hưởng tâm lý FOMO – sợ bị bỏ lỡ.
Dựa vào điều này, các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư lớn tinh ý sử dụng tin tức như một cách hiệu quả để tạo ra bẫy Bull Trap và Bear Trap. Do đó, khi giá có sự đảo chiều mạnh, bạn hãy nhanh chóng di chuyển đến các trang web thông tin uy tín để kiểm tra trước khi quyết định.
Đặt lệnh stop loss
Lệnh stop loss có thể hiểu là lệnh dừng lỗ. Việc dừng lỗ đúng lúc sẽ giúp nhà đầu tư bảo toàn nguồn tài sản trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát. Bởi vì, chỉ mất khoảng 3-5% giao dịch thì bạn vẫn có thể xoay chuyển tình thế bằng những giao dịch khác. Điều quan trọng là cần giữ cho nguồn vốn của bạn chỉ tăng mà không được giảm.
Trên đây là thông tin về ‘’Bull Trap và Bear Trap là gì?’’ và cách hạn chế rủi ro sập bẫy giá mà CryptoX100.com đã tổng hợp để gửi đến bạn. Thị trường tài chính tiền mã hóa luôn biến động và tiềm ẩn vô vàn những rủi ro, điều quan trọng là nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ về dự án, luyện tập và trau dồi thêm kiến thức thị trường. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận tốt, hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất nhé!
FAQs về Bull Trap và Bear Trap
Những tâm lý nào thường xảy ra trong giao dịch tiền mã hoá?
Khi tham gia vào thị trường tiền mã hóa, phần lớn các nhà đầu tư thường bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, hiệu ứng FOMO hoặc sự cả tin trước những “chim mồi” từ các tổ chức đầu tư tài chính.
Nhà đầu tư cần trang bị mảng kiến thức nào để tham gia vào Crypto?
Để tham gia vào thị trường Crypto, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu và trau dồi rất nhiều kiến thức, kỹ năng thực chiến cũng như những chiến lược, tầm nhìn, đánh giá về thị trường để có hướng đầu tư mang lại lợi nhuận cao. Những kiến thức quan trọng cần có khi tham gia vào Crypto là:
- Kiến thức đặc thù về thị trường Crypto.
- Kiến thức đầu tư, giao dịch.
- Kiến thức công nghệ.
Làm sao để phân biệt Break out nào là thật và giả?
Break out thường xuất hiện khi khối lượng giao dịch lớn, kéo theo đó là nhiều nhà đầu tư tham gia. Khi có nhiều người tham gia với khối lượng giao dịch lớn, thị trường ít có khả năng bị làm giá giả. Do đó, Break out giả sẽ thường xuất hiện khi thị trường có khối lượng giao dịch thấp.
Bull Trap và Bear Trap thường xuất hiện ở đâu?
Bull Trap và Bear Trap là những bẫy giá thường do các tổ chức tài chính, những Trader chuyên nghiệp tạo ra nhằm đánh lừa người tham gia đầu tư để thu về lợi nhuận lớn cho họ. Do đó, chúng ta sẽ thường thấy Bull Trap và Bear Trap xuất hiện trong thị trường tài chính chứng khoán, cổ phiếu, tiền mã hóa,…