Được biết đến như một “thước đo” tâm lý thị trường chuẩn xác, chỉ số tham lam và sợ hãi (Greed & Fear Index) đã trở thành “bạn đồng hành đắc lực” của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng biết cách xem chỉ số tham lam và sợ hãi Bitcoin đúng chuẩn. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, CryptoX100.com sẽ giúp bạn xác định chính xác chỉ báo này qua các thao tác đơn giản.
Tìm hiểu chi tiết về chỉ số tham lam và sợ hãi
Chỉ số tham lam và sợ hãi là gì?
Được phát triển bởi CNNMoney, chỉ số tham lam và sợ hãi (Greed & Fear Index) đã trở thành công cụ đo lường tâm lý phổ biến trong lĩnh vực tiền mã hóa. Chỉ báo này có điểm số dao động từ 0 (cực kỳ sợ hãi) đến 100 (cực kỳ tham lam).
Dựa vào điểm số của chỉ báo, người dùng có thể đánh giá chuẩn xác tâm lý thị trường, đo lường mức độ chủ quan hoặc lo lắng của các nhà đầu tư. Điểm báo biểu thị điểm số trực quan tại một khung thời gian cụ thể. Vì vậy, bạn có thể định hình chính xác xu hướng chung của thị trường tại một thời điểm nhất định.
Trên thực tế, CNNMoney tạo ra chỉ số tham lam và sợ hãi với mục đích phân tích thị trường truyền thống. Tuy nhiên, điểm báo này lại được vận dụng phổ biến trong “thế giới crypto” do Alternative.me khởi xướng.
Cách thức hoạt động của chỉ số tham lam và sợ hãi
Điểm số đánh giá mức độ tham lam và sợ hãi của các traders dao động từ 0 – 100 điểm. Trong đó:
- 0 – 24 điểm: Biểu thị sự sợ hãi cực độ.
- 25 – 49 điểm: Biểu thị sự sợ hãi.
- 50 điểm: Biểu thị sự trung lập.
- 51 – 74 điểm: Biểu thị lòng tham.
- 75 – 100 điểm: Biểu thị lòng tham cực độ.
Vậy:
- Nếu chỉ số đo lường đang ở mức sợ hãi cực độ, người dùng đổ xô bán coin, khiến giá giảm, đây có thể là cơ hội tốt để bạn mua coin. (Mua coin khi giá thấp).
- Nếu chỉ số đo lường đang ở mức tham lam cực độ, hiệu ứng FOMO có thể xảy ra, thúc đẩy cơ hội chốt lời bằng cách bán coin ở mức giá đỉnh của thị trường.
Từ hai nhận định trên, bạn cần phải thận trọng khi sử dụng chỉ số tham lam và sợ hãi trên thị trường. Đây là điều mà các chuyên gia tiền mã hóa luôn cảnh báo mỗi giờ.
Alternative.me đã từng phát biểu qua bài đăng trên Blog: “When investors are getting too greedy, that means the market is due for a correction” (tạm dịch: “Khi các nhà đầu tư nảy sinh lòng tham, nghĩa là thị trường sắp có biến động lớn.”)
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số tham lam và sợ hãi
Về bản chất, chỉ số tham lam và sợ hãi sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố cốt lõi, bao gồm: VolatilityLà chỉ số sử dụng để đo lường mức độ biến động giá của crypto., volume, social media post và coins dominance.
Volatility (Sự biến động)
Yếu tố này chiếm 25% trong tổng chỉ số tham lam và sợ hãi. Để xác định volatility, người ta sẽ dựa trên sự biến động và mức giải ngân tối đa của BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. so với giá trị trung bình tương ứng trong 30 ngày và 90 ngày qua. Theo Alternative.me, khi volatility biến động bất thường là “tín hiệu” của một thị trường bất ổn.
VolumeKhối lượng giao dịch được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. (Khối lượng/động lượng thị trường)
Tương tự như volatility, volume cũng chiếm 25% tổng số tỷ trọng. Volume sẽ được đo lường cũng như so sánh với mức giá trung bình trong 30 ngày và 90 ngày vừa qua. Khi volume trên thị trường tăng cao, bạn có thể xác định các nhà đầu tư đang có xu hướng tham lam.
Social media post (Bài đăng trên mạng xã hội)
Những bài đăng trên mạng xã hội là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người dùng trên thị trường tiền mã hóa. Hiện tại, những bài post trên các diễn đàn chiếm 15% tổng chỉ số tham làm và sợ hãi.
Dữ liệu này được ước tính thông qua số lượng hashtag (#) trên Twitter. Đồng thời, chúng còn được xác định bằng tốc độ và lượng tương tác trên mạng xã hội.
Coins dominance (Sự thống trị)
Yếu tố cuối cùng chiếm 10% tỷ trọng của chỉ số tham lam và sợ hãi. CoinGồm cả Bitcoin và các altcoin khác, được hình thành dựa trên Blockchain độc lập và có vai trò như một loại tiền tệ. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo mật, tài chính, thanh toán, phát triển ứng dụng. dominance được xác định dựa trên thị phần của một đồng coin trong Market Cap của thị trường tiền mã hóa.
Bên cạnh 4 yếu tố trên, Alternative.me còn sử dụng dữ liệu của Google Trends (chiếm 15% tỷ trọng) để xác định các xu hướng có liên quan đến Bitcoin và định lượng chúng. Ngoài ra, tổ chức này còn đặc biệt chú trọng sự thay đổi về số lượng và tính phổ biến của các tìm kiếm được thực hiện trên Google. 10% còn lại trong tổng chỉ số nằm ở hạng mục kết quả khảo sát.
Cách xem chỉ số tham lam và sợ hãi Bitcoin chuẩn xác
Bước 1: Truy cập vào đường link:
https://alternative.me/crypto/fear-and-greed-index/ để thu thập chỉ số tham lam và sợ hãi.
Bước 2: Hệ thống sẽ hiển thị một biểu đồ và các thông tin cần thiết như sau:
Dựa trên biểu đồ, bạn có thể xác định các thông tin về:
- Hình 1: Biểu đồ đo lường chỉ số tham lam và sợ hãi.
- Hình 2: Tổng hợp chỉ số tham lam và sợ hãi theo ngày (hôm nay, hôm qua, tuần trước và tháng trước).
- Hình 3: Thời gian hệ thống cập nhật chỉ số tham lam và sợ hãi tiếp theo.
Sau đó, bạn chỉ cần đánh giá chỉ số tham lam và sợ hãi dựa trên điểm số như đã đề cập phía trên:
- 0 – 24 điểm: Biểu thị sự sợ hãi cực độ.
- 25 – 49 điểm: Biểu thị sự sợ hãi.
- 50 điểm: Biểu thị sự trung lập.
- 51 – 74 điểm: Biểu thị lòng tham.
- 75 – 100 điểm: Biểu thị lòng tham cực độ.
Chỉ số tham lam và sợ hãi có đáng tin cậy không?
Khi xác định được chỉ số tham lam và sợ hãi, bạn có thể nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường. Tuy nhiên, mọi quyết định đầu tư, hold hay rút tiền không thể chỉ dựa vào những chỉ số này. Bên cạnh chỉ số tham lam và sợ hãi, bạn có thể lưu tâm đến một số phân tích khác về Fundamental (cơ bản) và Technical (kỹ thuật).
Theo Vikram Subburaj – Founders & CEO của Giottus Cryptocurrency ExchangeMột hệ thống là trên đó những tài sản như là tiền mã hóa có thể được mua, bán và lưu trữ. Sàn giao dịch có thể được xây dựng trên mô hình tập quyền (do một công ty kiểm soát); hoặc là phi tập trung (quyền lực được phân chia đều cho tất cả thành phần)., chỉ số tham lam và sợ hãi chỉ biểu thị xu hướng hiện tại chứ không dự đoán chính xác về biến động thị trường trong tương lai. Bạn có thể xem xét chỉ số tham lam và sợ hãi kết hợp với các chỉ số kỹ thuật khác để hiểu cách vận hành của thị trường trong tương lai gần.
Kết luận
Chỉ số tham lam và sợ hãi là một giải pháp đơn giản mà hiệu quả giúp bạn đánh giá tâm lý thị trường. Thay vì dành nhiều thời gian phân tích, bạn có thể tận dụng một số thông tin có sẵn để xác định chỉ số. Tuy nhiên, bạn không thể chỉ dựa vào chỉ số tham lam và sợ hãi để đưa ra các quyết định đầu tư
của mình. Tốt nhất, bạn nên kết hợp nhiều chỉ số khác nhau để đưa ra kết quả chuẩn xác và tối ưu nhất.
Qua bài viết trên, CryptoX100.com tin rằng bạn đã biết cách xem chỉ số tham lam và sợ hãi Bitcoin. Chúng tôi hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp bạn bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực crypto. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trong các dự án sắp tới!
Những câu hỏi thường gặp
Có nên dùng chỉ số tham lam và sợ hãi khi phân tích chiến lược đầu tư lâu dài?
Câu trả lời là “Không!”. Trên thực tế, chỉ số này chỉ cung cấp thông tin ở thời điểm hiện tại chứ không dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai. Vì vậy, bạn có thể gặp rủi ro nếu chỉ sử dụng chỉ số này cho các chiến lược đầu tư lâu dài.
Volume chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tỷ trọng của chỉ số.
Trong tổng tỷ trọng của chỉ số tham lam và sợ hãi, Volume chiếm 15%.
Có chỉ báo nào khác chỉ số tham lam và sợ hãi không?
Tất nhiên là có! Bên cạnh chỉ số tham lam và sợ hãi, bạn có thể xem xét thêm một số chỉ báo khác, như: dữ liệu on-chain của BTC và ETH, phân tích chard, dữ liệu on-chain của đồng coin muốn giao dịch,…
Điểm từ 0 – 49 biểu trưng cho điều gì?
Nếu điểm số dao động từ 0 – 49, traders trên thị trường có xu hướng sợ hãi.