Giao dịch OTCGiao dịch vòng ngoài, bán tài sản của bạn ngoài sàn. Crypto là gì mà lại được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng đến vậy? Ngoài các giao dịch chính thống trên sàn CEX và DEX, giao dịch OTC cũng là phương thức đầu tư phổ biến hiện nay. Điểm cộng của OTC là tính riêng tư và khả năng ít bị tác động bởi giá thị trường. Hãy cùng CryptoX100.com tìm hiểu chi tiết về giao dịch OTC qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về giao dịch OTC Crypto
Giao dịch OTC Crypto là gì?
Giao dịch OTC (Over The Counter) là một thuật ngữ khá phổ biến trong thị trường chứng khoán. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các loại cổ phiếu chưa được niêm yết trên các sàn giao dịch.
Trong lĩnh vực Crypto, cụm từ OTC dùng để biểu thị các giao dịch mang tính riêng tư. Những cuộc giao dịch này không được thực hiện trên các sàn giao dịch thông thường và cũng không có các orderbook công khai.
Đối với các whales, giao dịch OTC mang đến nhiều lợi ích thiết thực. Thông thường, khi các whales mua một lượng lớn tiền mã hóa, giao dịch của họ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi độ trượt giá.
Trong khi đó, giao dịch OTC sẽ giúp họ khắc phục hoàn toàn vấn đề này. Theo ước tính, có hơn phân nửa số lượng giao dịch tiền mã hóa được thực hiện thông qua thị trường OTC. Ngoài ra, OTC có khối lượng giao dịch lớn gấp 2 – 3 lần so với các giao dịch thông thường.
Vì vậy, giao dịch OTC rất phù hợp với những cá nhân sở hữu giá trị ròng cao, có nhu cầu thực hiện các giao dịch lớn. Hiện nay, các giao dịch OTC được rất nhiều người ưa chuộng bởi tính riêng tư và khả năng chống chọi lại biến động giá trên thị trường hiệu quả.
Giao dịch OTC hoạt động như thế nào?
Về bản chất, các giao dịch OTC được thực hiện thông qua hai phương thức cơ bản: môi giới OTC và nền tảng giao dịch OTC trung gian.
Môi giới OTC
Môi giới OTC còn được gọi là người trung gian đều sở hữu một mạng lưới các nhà đầu tư và người bán tiền mã hóa riêng. Họ liên tục cập nhật số lượng người mua và người bán coin trên mạng lưới của mình. Các cuộc giao dịch sẽ được thực hiện khi người mua/bán có nhu cầu muốn giao dịch.
Thông thường, giao dịch OTC với người môi giới sẽ tốn rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, bạn cần thiết lập những mối quan hệ an toàn, đáng tin cậy để không rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”. Nếu muốn giao dịch hiệu quả trong thị trường này, an toàn, tin cậy và uy tín là nhân tố bạn cần đặt lên hàng đầu.
Nền tảng giao dịch OTC trung gian
Bên cạnh người môi giới cá nhân, các nền tảng cung cấp dịch vụ giao dịch OTC cũng rất phổ biến. Lợi thế của nền tảng giao dịch là tốc độ thực hiện nhanh chóng, mọi thao tác đều được xử lý bằng các phần mềm hiện đại.
Một trong những nền tảng giao dịch OTC tiền mã hóa nổi tiếng nhất hiện nay là: Coinbase, Circle, Huobi và Binance. Các giao dịch thông qua nền tảng sẽ diễn ra an toàn hơn với các lệnh mua, bán cụ thể. Một giao dịch thành công sẽ được mô tả qua thuật ngữ “khớp lệnh”.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nền tảng giao dịch OTC bị hacker tấn công và gây tổn thất nghiêm trọng cho các nhà đầu tư. Phần lớn các nền tảng này thường tuân theo những quy định hiện hành, như KYCĐây là viết tắt của từ Know Your Customer có nghĩa là một quy định buộc các tổ chức tài chính phải biết về khách hàng của họ. Quy định này là cách để các chính phủ chống việc rửa tiền hoặc các loại tội phạm trong các giao dịch chuyển tiền. hoặc GDPR. Đồng thời, các nhà chức trách có thể yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân khi tham gia các nền tảng này.
Ưu điểm và hạn chế của giao dịch OTC
Ưu điểm
So với các phương thức giao dịch truyền thống, giao dịch OTC sẽ mang đến 3 ưu điểm vượt trội hơn, bao gồm:
- Không phụ thuộc vào bên thứ 3.
- Tính ẩn danh cao.
- Nâng cao tính thanh khoản.
Không phụ thuộc vào bên thứ 3
Đây được xem là ưu điểm nổi trội nhất của giao dịch OTC so với các phương thức đầu tư qua sàn CEX. OTC loại bỏ tính phụ thuộc vào các đơn vị trung gian hoặc bên thứ 3.
Với phương thức này, người mua và người bán có thể kết nối trực tiếp với nhau mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ đơn vị trung gian nào. Do đó, giao dịch OTC thường sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí hơn rất nhiều.
Tính ẩn danh cao
Có thể nói, thị trường OTC chính là giải pháp thay thế cho các sàn giao dịch tập trung – CEX tiêu chuẩn. Do được kết nối trực tiếp với bên thỏa thuận, bạn không cần cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào khi tham gia giao dịch OTC.
Để thuận tiện, bạn có thể chủ động lên kế hoạch cho cuộc giao dịch của mình thông qua: email, chatbox, trò chuyện trực tiếp, gọi điện thoại,… Như đã đề cập, bạn không cần đăng ký hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ trang web hoặc đơn vị nào.
Nâng cao tính thanh khoản
Khi tham gia giao dịch tại các thị trường OTC, bạn có thể giao dịch một số lượng lớn crypto mà không lo ngại vấn đề trượt giá. Đây chính là đặc tính tối ưu dành cho các nhà đầu tư lớn hoặc whales. Đồng thời, giao dịch OTC cho phép người dùng chuyển đổi một lượng lớn tài sản thành tiền mặt.
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, giao dịch OTC vẫn vấp phải một số hạn chế nhất định. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định tham gia phương thức đầu tư này, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Tốn thời gian
Dù các thao tác giao dịch OTC thường nhanh hơn so với các phương thức đầu tư truyền thống, nhưng đôi giải pháp này vẫn gây tốn thời gian trong nhiều trường hợp. Điển hình như khi chuyển mộ lượng lớn BTC trị giá hàng triệu USD, bạn buộc phải chờ đợi vì việc xử lý các giao dịch có thể tốn nhiều thời gian.
Rủi ro cao
OTC không đòi hỏi quá nhiều quy định hoặc ràng buộc về việc kê khai thông tin cá nhân. Đây được xem là ưu điểm lớn nhưng cũng là điều bất lợi đối với hình thức giao dịch này. Ít quy định đồng nghĩa với nguy cơ lừa đảo cao hơn. Vì vậy, khi tham gia giao dịch OTC, bạn phải luôn kiểm tra các cuộc giao dịch một cách cẩn thận để giảm thiểu khả năng bị “sập hố”.
Ảnh hưởng bởi những biến động
Trên thực tế, lượng BTC có sẵn rất dễ bị thay đổi khi giao dịch số lượng lớn. Ngoài ra, giá của một đồng coin cũng có thể thay đổi bất kỳ khi nào. Vì vậy, không chỉ riêng OTC, mà các phương thức giao dịch khác cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trade coin, đây chắc chắn không phải là vấn đề lớn đối với bạn.
Có nên giao dịch OTC thay vì cách thức truyền thống không?
Những nhà giao dịch lựa chọn thị trường OTC vì họ mong đợi tính riêng tư và thanh khoản từ giải pháp giao dịch này. Khi thực hiện các cuộc giao dịch với số lượng lớn, bạn có thể gây ra tác động đến thị trường. Tuy nhiên, với OTC, tác động này sẽ được giảm thiểu, vì phần lớn giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa hai bên.
Ngoài ra, OTC cũng tạo ra cơ hội tốt để đơn đặt hàng của bạn được thực hiện trong một lần với mức giá phù hợp nhất. Một số thị trường OTC hiện nay chỉ dành riêng cho những đồng coin có thanh khoản và volume cao.
Giao dịch OTC là một giải pháp tuyệt vời cho các nhà đầu tư lớn và whales. Nếu có mong muốn “bành trướng” thế lực trên thị trường tiền mã hóa, trải nghiệm giao dịch với tính ẩn danh cao, giao dịch OTC sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Qua bài viết trên, CryptoX100.com hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về phương thức giao dịch OTC. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hay và bổ ích về kiến thức tiền mã hóa nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Giao dịch OTC phù hợp với ai?
Giao dịch OTC phù hợp với các nhà đầu tư có vốn lớn hoặc whales. Trên thực tế, đây là nơi dành cho giới “siêu giàu” để mua và bán BTC cũng như các loại tiền mã hóa khác.
Giao dịch OTC có riêng tư không?
Tất nhiên là có! Bản chất của các cuộc giao dịch OTC là tính riêng tư, người dùng không cần cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào qua các đơn vị trung gian.
Thời gian hoạt động của thị trường OTC như thế nào?
Các thị trường OTC có thời gian hoạt động lên đến 24/7. Đây được xem là lợi thế lớn nhất khi giao dịch OTC. Với OTC, bạn có thể kiếm lợi nhuận trong thời gian các sàn giao dịch tập trung “đóng cửa”.
Cần bao nhiêu tiền để tham gia giao dịch OTC?
Để tham gia các giao dịch OTC, bạn cần có tối thiểu 250.000 USD.