Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp traders đánh giá “sức khỏe” của thị trường hoặc một đồng coin là thanh khoản. Cụm từ này được nhắc đến rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau, như tài chính hay bất động sản. Dù rất phổ biến trong giới đầu tư nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thanh khoản là gì hoặc lợi thế và rủi ro của thanh khoản. Trong bài viết hôm nay, CryptoX100.com sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về thanh khoản cũng như tầm quan trọng của thuật ngữ này trong lĩnh vực crypto.
Tìm hiểu chi tiết về thanh khoản trong crypto
Thanh khoản là gì?
Thanh khoản (LiquidityKhả năng mua hoặc bán tài sản của thị trường kết hợp với mức độ giá cả tương đối ổn định và nhất quán giữa các giao dịch gọi là thanh khoản. Liquidity Provider: người cung cấp thanh khoản., tạm dịch: khả năng hóa lỏng) được hiểu theo nghĩa bóng là chỉ sự linh động của một loại tài sản. Còn theo định nghĩa chuyên môn, thanh khoản biểu thị mức độ dễ dàng khi mua hoặc bán một loại tài sản trên thị trường mà không ảnh hưởng đến giá trị ổn định của loại tài sản đó.
Trong thế giới crypto, thanh khoản mô tả khả năng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc một đồng coin khác của một đồng coin. Trên thực tế, tiền mặt được xem là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì chúng có khả năng chuyển đổi thành các tài sản khác. Trên thị trường crypto, tài sản có tính chất tương tự tiền mặt chính là stablecoin.
Hiện tại, stablecoin và các loại tiền mã hóa vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trước bối cảnh công nghệ số, kỹ thuật số, sự phổ biến của chúng chỉ còn là thời gian. Nhiều sàn giao dịch trên thị trường tiền mã hóa được thực hiện bằng stablecoin. Điều này khiến chúng có tính thanh khoản rất cao.
Thanh khoản có ý nghĩa như thế nào đối với crypto?
Thanh khoản là nhân tố hàng đầu giúp traders mua/bán coin hiệu quả mà không phụ thuộc vào việc giảm giá hoặc chờ đợi giao dịch được khớp. Thị trường có tính thanh khoản cao khi thị trường ấy có nhiều hoạt động giao dịch, không hoặc ít có sự chênh lệch giữa giá mua và bán.
Trên thực tế, không phải đồng coin nào cũng phụ thuộc vào tính thanh khoản, điển hình như BitcoinLà tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. (BTC) và Ethereum (ETH) – hai đồng coin phổ biến nhất hiện nay. Ngược lại, đối với những đồng coin nhỏ, vừa mới chào sàn lại thường xuyên đối mặt với khả năng thanh khoản kém.
Một đồng coin có thanh khoản thấp đồng nghĩa với việc chúng sẽ gặp khó khăn khi bán ra vì chúng không có thị trường để chào bán. Thậm chí, khi giá coin tăng, bạn vẫn không thể chốt lời vì thanh khoản kém.
Còn nếu giá coin giảm, thanh khoản càng “thảm” hơn vì bạn không thể bán ra, giá trị coin ngày càng vơi dần đi. Và đây chính là lý do vì sao mọi traders đều lựa chọn những đồng coin có tính thanh khoản tốt.
Vai trò của thanh khoản đối với crypto
Duy trì sự ổn định của thị trường
Về cơ bản, tính thanh khoản cao giúp thị trường duy trì giá trị bền vững và không bị phụ thuộc bởi những giao dịch lớn. Bên cạnh đó, tính thanh khoản còn là “vũ khí” giúp thị trường tránh bị các whales thao túng hoặc tác động để thu lời.
Trái lại, thị trường có tính thanh khoản kém rất dễ bị tác động bởi các giao dịch lớn. Điều này khiến những traders nhỏ dễ gặp rủi ro. Có thể nói, tính thanh khoản đã tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các sàn giao dịch.
Thúc đẩy tiến độ giao dịch
Tính thanh khoản cao còn là động lực thúc đẩy quy trình mua/bán, giao dịch được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn. Thị trường có tính thanh khoản cao thường rất ổn định và thu hút đông đảo traders tham gia.
Nhờ đó, các traders có thể vào lệnh hoặc thoát lệnh một cách nhanh chóng. Ngay cả khi điều kiện thị trường đang hoạt động ở nhịp độ nhanh. Đối với các traders đang theo đuổi chiến lược giao dịch lướt sóng hoặc theo ngày tính thanh khoản cao của một thị trường rất quan trọng.
Phân tích kỹ thuật chính xác hơn
Khi tham gia mua/bán hoặc trao đổi coin, phân tích kỹ thuật là một hoạt động không thể thiếu đối với các traders. Thông thường, các hoạt động phân tích dựa trên thông tin về giá trong lịch sử giao dịch.
Từ đó, traders sẽ biểu thị giá coin thông qua các mô hình và chẩn đoán xu hướng thị trường trong tương lai. Một đồng coin có tính thanh khoản cao, giá trị ổn định sẽ giúp traders phân tích giá chính xác và hiệu quả hơn.
Ổn định giá cả
Tính thanh khoản cao sẽ kéo theo sự bền vững và ổn định về giá của những đồng coin. Việc này giúp đảm bảo và duy trì sự công bằng cho cả người bán lẫn người mua.
Với người bán, đồng coin luôn giữ mức giá cạnh tranh để kiếm lời. Trong khi đó, người mua có thể trả giá cho đồng coin với mức cao hơn dựa trên khả năng đánh giá và phân tích của họ. Bởi tính ổn định này, giá thị trường sẽ luôn được duy trì ở mức cân bằng, đảm bảo mang đến quyền lợi cho mọi đối tượng tham gia.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản trong crypto
Sàn giao dịch
Số lượng sàn giao dịch trong thế giới crypto mọc lên như “nấm sau mưa”. Vì vậy, việc lựa chọn một sàn giao dịch uy tín với thanh khoản cao cũng không phải dễ. Trước khi quyết định tham gia đầu tư, tốt nhất bạn nên dành thời gian tìm hiểu, chọn lọc một sàn hoặc nền tảng giao dịch chất lượng để thuận lợi mua/bán, giao dịch coin.
Khối lượng giao dịch
Để xác định tính thanh khoản của một thị trường, bạn có thể xem xét khối lượng giao dịch của thị trường ấy. Một thị trường thu hút đông đảo người dùng tham gia mua/bán, giao dịch coin, nghĩa là thị trường đang có thanh khoản rất tốt.
Thông thường, khối lượng giao dịch của một thị trường sẽ đực thống kê sau 24 giờ. Vì vậy, bạn có thể theo dõi các nền tảng uy tín để theo dõi khối lượng giao dịch của càn sàn để đưa ra đánh giá chính xác.
Độ tin cậy của dự án
Có một thực tế là, không phải dự án uy tín nào cũng có tính thanh khoản cao, nhưng phần lớn dự án thanh khoản cao thường là những dự án uy tín. Đơn giản vì một dự án uy tín thường làm việc rất nghiêm túc, cung cấp đầy đủ thông tin cho người dùng và tạo dựng một cộng đồng bền vững.
Vậy nên, những dự án này thường rất thu hút traders cũng như các developers. Đây chính là tiền đề thúc đẩy tính thanh khoản của các dự án chất lượng.
Tính pháp lý
Tính pháp lý cũng là một trong những yếu tố lớn tác động đến tính thanh khoản của một thị trường. Đối với các quốc gia tân tiến, tiền mã hóa được bảo đảm bởi các cơ quan công quyền.
Những tổ chức này thường thiết lập một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng. Điều này đã thúc đẩy tính thanh khoản của các thị trường trade coin. Bên cạnh đó, một số quốc gia chưa chấp thuận tiền mã hóa nên tính thanh khoản của các thị trường này thường kém hiệu quả hơn.
Hiệu ứng đám đông
Những đồng coin chỉ có giá trị khi chúng nhận được sự ủng hộ từ đông đảo người dùng. Vì vậy, tính thanh khoản của một đồng coin có thể đo lường bằng mức độ chấp thuận của cộng đồng người dùng.
Được biết, tiền mã hóa chính thức ra mắt công chúng từ năm 2009. Tính đến nay, loại tài sản này đã trở nên phổ biến, thu hút đông đảo người dùng tham gia. Ở thời điểm hiện tại, đầu tư Bitcoin đã trở thành một trong những giải pháp kiếm tiền được rất nhiều người ưa chuộng. Thậm chí, hình thức này còn được các chuyên gia tài chính khẳng định là xu thế mới trong tương lai.
Thanh khoản chính là “thước đo” chuẩn xác nhất khi nhận định về trạng thái “sức khỏe” của một thị trường. Từ những thông tin bài viết, CryptoX100.com hy vọng đây sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường mình đang theo đuổi.
Những câu hỏi thường gặp
Đâu là những đồng coin có tính thanh khoản cao?
Một số đồng coin đang dẫn đầu về tính thanh khoản là:
- Bitcoin (BTC).
- Ethereum (ETH).
- Ripple (XRP).
- Tether (USDT).
- Litecoin (LTC).
- …
Khối lượng giao dịch có ý nghĩa gì đối với tính thanh khoản?
Khối lượng giao dịch càng lớn, tính thanh khoản của đồng coin càng cao và ngược lại.
Kiểm tra mức độ thanh khoản của coin bằng cách nào?
Để kiểm tra mức độ thanh khoản của coin, bạn cần lưu ý 3 yếu tố sau:
- Khối lượng giao dịch trong vòng 24 giờ.
- Chiều sâu của Order Book.
- Mức độ chênh lệch giữa giá mua và bán.
Thế nào là bẫy thanh khoản?
Bẫy thanh khoản xảy ra khi lãi suất giảm xuống mức thấp, khiến cho người thích giữ tiền hoặc tài sản dễ thanh lý tài sản của mình.